Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Bão lũ ngày càng khốc liệt


Một nhân viên cứu hộ đang bơi trong sông bùn tại Atrani (Italy), tháng 9/2010.Ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương hay Vịnh Mexico, tất nhiên năm nào cũng có bão. Tuy nhiên, bão lũ đang ngày càng gia tăng cả về số lượng, quy mô lẫn sức tàn phá. 18... 20... 25…, con số người chết cứ vùn vụt tăng lên từng phút, từng giờ! Nhân mạng bỗng trở nên nhỏ nhoi trong các cơn bão lũ thảm khốc diễn ra trên thế giới trong những năm trở lại đây, dù họ ở châu Á, châu Âu hay Mỹ Latinh…

Hơn cả chiến tranh
Nói thế không ngoa, tại miền Nam Trung Quốc, mưa như trút nước đầu tháng 8 vừa qua đã gây vỡ đê, sạt lở đất, cắt đứt hệ thống đường bộ, đường sắt. Hàng trăm ngôi nhà đã bị lũ bùn cuốn phăng. Nhiều khu chung cư cao tầng bị xẻ làm đôi hoặc bị ngập chìm trong bùn đất đến tận tầng 3. Tính sơ sơ, số người thiệt mạng đã lên tới con số khủng khiếp - 1.120 người và còn 627 người nằm trong danh sách bị mất tích... Chưa hết, tại Pakistan, một đợt lũ lụt kéo dài gần hai tuần giữa tháng 8 năm nay cũng khiến 1.600 người thiệt mạng và đưa số người chịu ảnh hưởng lên con số kỷ lục - 13,8 triệu, nghĩa là nhiều hơn 2,8 triệu người so với ba thiên tai trong quá khứ gần nhất gộp lại (3 triệu người bị ảnh hưởng trong trận động đất ở Pakistan năm 2005, 5 triệu người trong cơn sóng thần ở Indonesia và 3 triệu người trong trận động đất Haiti).
Trước đó, bão Nargis tràn vào Myanmar (5/2008) đã làm 138.000 người thiệt mạng và mất tích, 2,4 triệu người mất nhà cửa. Rồi 4 trận bão nhiệt đới, lần lượt mang tên Fay, Gustav, Hanna và Ike, liên tiếp đổ bộ vào Haiti và nhiều vùng lân cận vào tháng 8 và tháng 9/2008, làm hơn 800 người thiệt mạng, khoảng 1 triệu người bị mất nhà cửa…
Ngay cả đến quốc gia có hệ thống dự báo bão và phòng ngừa bão tối tân như Mỹ cũng không là ngoại lệ. Cơn bão tử thần Katrina (8/2005) tấn công vịnh bờ biển nước Mỹ đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.200 người, gây tổn thất khoảng 200 tỷ USD. Rồi cơn bão Stan cùng năm đó cũng gây ra các trận lũ lụt ở các quốc gia dọc vùng Nam Mỹ, làm thiệt mạng 1.153 người…
Tại Việt Nam, chỉ trong tháng 10/2009, miền Trung đã phải gánh hai cơn bão cực lớn là bão số 9 và số 11, làm chết và mất tích 298 người, thiệt hại về vật chất ước tính 1 tỷ USD. Năm 2010 chưa qua, nhưng hậu quả tàn khốc của đợt bão chồng bão, lũ chồng lũ đối với người dân miền Trung cũng cướp đi sinh mạng 54 người, làm mất tích 20 người và bị thương 44 người.
Đâu phải lỗi tại Trời?
Theo Cơ quan trợ giúp thảm hoạ nước ngoài Mỹ (OFDA), nếu như năm 1980 chỉ có khoảng 100 thảm hoạ thiên nhiên mỗi năm, nhưng con số này đã tăng lên hơn 300 thảm hoạ mỗi năm kể từ năm 2000. Theo GS. Kerry Emanuel ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thì tốc độ gió tăng thêm 11% đồng nghĩa với việc thiệt hại do bão gây nên sẽ tăng thêm 60%. Điều đáng chú ý hơn là số lượng bão có cường độ yếu và trung bình sẽ giảm, trong khi những cơn bão mạnh sẽ tăng lên do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng tới số lượng và sức tàn phá của bão. Các nhà khoa học tin rằng sự gia tăng các cơn bão lũ lớn là kết quả tất nhiên của sự liên kết giữa tự nhiên và các yếu tố do con người tạo ra. Cảnh báo toàn cầu cho biết sự gia tăng nhiệt độ của các châu lục trên Trái đất và bầu khí quyển, ảnh hưởng tới cường độ mạnh hơn của các cơn bão.
Con người gia tăng tác động tới tự nhiên bằng quá trình đô thị hoá nhanh và không có kế hoạch tại những khu vực dễ xảy ra lũ lụt. Điều này làm tăng khả năng xảy ra các trận lũ quét và lũ ven biển phá huỷ các thành thị và làng mạc. Con người cũng làm cho Trái đất nóng lên. Thực tế, nhiệt độ đại dương trên toàn cầu đã tăng khoảng 0,1oC trong 30 năm qua. Đại dương giống như một “động cơ nhiệt” tiếp sức cho các cơn bão. Theo GS. Emanuel, khi mặt nước biển càng ấm thì các cơn bão đang hình thành càng thu được nhiều không khí ấm và gia tăng cường độ. Nhiệt độ nước biển cứ tăng 1oC sẽ kéo theo mức tăng 31% các cơn bão cấp độ 4 và 5, tức là số lượng bão mạnh trung bình hằng năm tăng 13 lên 17 vụ.
Tất nhiên, những thay đổi mà con người gây ra với các vùng bờ biển và hệ thống khí hậu không phải là điều duy nhất ảnh hưởng đến cường độ của bất cứ mùa bão nào. Mẹ Thiên nhiên cũng tạo ra nhiều biến đổi. Sự thay đổi khí hậu thất thường của tự nhiên xảy ra không chỉ ảnh hưởng tới một trận bão. Chẳng hạn, hiện tượng El Nino có thể làm thay đổi luồng không khí hiện tại và kiềm chế phát triển bão ở Đại Tây Dương. Các nhà dự báo thời tiết cho rằng chính El Nino là lý do làm cho mùa bão 2006 “trầm lắng”, nhưng 2 năm sau, bão dồn dập tới mức kỷ lục. Còn La Nina (nước ở Thái Bình Dương trở nên lạnh hơn) sẽ thường xuyên gây bão.
Minh Minh (Theo Nature Geoscience, LiveScience)

Hai vị "Thiếu gia" và "lông hồng... ngàn cân"

"Trái cấm" bô xít, con tàu Vinashin...đột nhiên trở lại trong tuần qua, với những dư luận đa chiều, quyết liệt và thẳng thắn, nhưng đều không thể tránh né một điều: đó là lương tâm và trách nhiệm của tất cả xã hội trước vận mệnh quốc gia. Và đó cũng là thông điệp của Phát ngôn và Hành động tuần này gửi tới bạn đọc.
Bô xit...no bô xit...bô xít...no...no...no..
Có một loại tài nguyên được đào bới lên từ trong lòng đất, và được sinh thành hình hài - một dự án lớn, ngay lập tức, nó trở thành mối quan tâm lo lắng lớn với xã hội. Đó là bô- xít ở Tây Nguyên.
Tài nguyên - con đẻ của đất nước, bao giờ cũng hứa hẹn sự trù phú, sự giầu có cho quốc gia. Nhưng 'chữ tài liền với chữ tai một vần"- ngay khi mới xuất hiện, dự án bô-xít lại chứa chấp nguy cơ làm phân tâm xã hội. Ngay cả giữa lãnh đạo với lãnh đạo. Giữa những quan chức và trí thức trong cùng một lĩnh vực chuyên môn. Ai cũng có lý lẽ để biện minh khá mạnh mẽ cho quan điểm của mình.
Cái chữ bô-xít nó "nhạy cảm" và dễ làm tổn thương con người đến mức, nếu một nhà văn, nhà báo nào đó nào bênh vực chủ trương khai thác bô-xít, lập tức bị dư luận số đông xã hội kết tội "văn nô, báo nô"...
Tự lúc nào, bô-xít bỗng như một "trái cấm". Thèm "đụng chạm" lắm, nhưng đố dám ai, kể cả không ít bác trí thức rất ga lăng, đào hoa, đang độ... hồi xuân, dám mon men đến gần.
Thế nhưng mới đây, sau những tháng ngày im ắng, ấm ức, bỗng "trái cấm" bô-xít bị "lộ hàng", bất chấp nó đang buộc phải "mũ ni che tai" thật chặt.
Người làm "lộ", lại không phải các bác trí thức người Việt máu đỏ da vàng. Mà là người Hungari, mũi cao, da trắng ở Châu Âu xa xôi. Đó là bởi sự cố thảm họa bùn đỏ của nước Hung vừa xảy ra. Hơn một triệu m3 bùn đỏ độc hại tràn khỏi bể chứa, ô nhiễm cả một vùng rộng đến 40 km2. Nói cho đúng hơn, trái cấm bô xít tự vỡ ra những hiểm họa đang mang trong mình nó, do công nghệ và thiết bị lạc hậu mà nước Hung du nhập.
Bụi đỏ phú kín những ngôi làng, những cánh đồng, những mảnh vườn của người dân Hung. Dòng bùn độc hại đã chảy lan tới sông Ðanuyp (dài 2.850 km), con sông lớn thứ hai ở Châu Âu, chảy qua Hungari, Xecbia, Bungari, Rumani và Ucraina... trước khi đổ ra Biển Ðen. Dòng bùn đỏ theo sông Ðanuyp khiến con sông xanh thơ mộng thuở nào biến thành con sông "đau mắt đỏ". Sự cố này không chỉ khiến nước Hung, mà bất cứ quốc gia nào có "dan díu" với bô xít đều rất lo ngại.
Chính vì thế, một loạt các báo đưa không ngừng nghỉ về "trái cấm" bô xít với những thông tin nóng bỏng liên quan vận mệnh quốc gia. Đáng chú ý và nổi bật nhất, có thêm nhiều cán bộ lãnh đạo tỏ rõ thái độ và nhiệt huyết của mình, ký tên kiến nghị tạm dừng khai thác bô xít, như Phó CT nước Nguyễn Thị Bình, một nhà lãnh đạo cấp cao, như GS Hồ Ngọc Đại, GS Chu Hảo, GS Đặng Hùng Võ...các trí thức có tên tuổi từng làm quản lý. Tiếng nói phản biện quanh "trái cấm" xanh như lá rừng...
Ngày 25-10, ViệtNamNet có bài: "Hai lý do cho phép đóng cửa dự án alumina" của TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng, thuộc tập đoàn TKV - chủ đầu tư dự án bô xít Tây Nguyên, cảnh báo "Nguy cơ từ công nghệ thải bùn đỏ; và rủi ro về kinh tế". Cái nguy cơ sẽ không tránh khỏi xuất phát từ sự nhập khẩu các thiết bị lẫn công nghệ khai thác bô xít lẫn xử lý bùn đỏ lạc hậu- bi kịch của các nước nghèo đang phát triển, trong bối cảnh thiên nhiên, thiên tai ngày càng thoát khỏi tầm kiểm soát của con người:
Thế nhưng, trước những lo ngại của xã hội, Bộ trưởng Tài Nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã trấn an dư luận bằng một phát ngôn khá ấn tượng: "Bộ TNMT khẳng định, hai khu xử lý bùn đỏ này (ở Tây Nguyên- KD) là an toàn. Tuy nhiên, vì chưa vận hành nên chúng tôi mới khẳng định sự an toàn trên lý thuyết...Sau khi đi khảo sát ở Hungary, bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu chỉ số an toàn ở hai khu xử lý bùn đỏ"
Một sự khẳng định của vị quan chức đầu ngành về môi trường cũng rất...lý thuyết!
Nhưng lập luận của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã bị chính người trong cuộc, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Dự án nhôm của TKV, người từng tham gia triển khai dự án Tân Rai, phản bác: "Phương pháp xử lý bùn đỏ kiểu thải ướt đang áp dụng đối với hai dự án bô xít Tây Nguyên không phải là phương pháp tiên tiến. Mặc dù TKV cho biết thực hiện theo kiểu chia ô, nhưng mỗi ô vẫn là một hồ bùn đỏ và các hồ nhỏ này nằm trong một hồ bùn đỏ lớn. Tức nếu có biến động thiên tai thì các hồ này sẽ bị tàn phá như nhau, nguy cơ thảm họa vẫn có thể xảy ra như ở Hungary ...
Còn ông Nguyễn Khắc Vinh (Chủ tịch Tổng hội Địa chất VN):
Phải dừng lại để đánh giá tác động. Nếu xảy ra vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Tây nguyên sẽ rất nguy hiểm, vì chất bùn đỏ thẩm thấu vào tất cả lớp đất đá trong khu vực Tây nguyên và ảnh hưởng đến đầu nguồn hệ thống sông Đồng Nai. Nếu xảy ra trường hợp như vậy thì hàng triệu người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại từ các mỏ bô xit. .
Cũng không phải chỉ có Hungari, mà ngay ở Trung Quốc: "Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa nhiều mỏ khai thác bô-xít trên lãnh thổ Trung Quốc để tránh thảm họa môi trường.
Những tấm gương bùn đỏ xa có, gần có, những sự can gián thiết tha của dư luận không biết có kết gắn được sự phân tâm xã hội, bắt đầu từ cái "trái cấm" địa đàng này không?
Mới đây, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV), phát biểu, nếu Chính phủ bảo dừng thì dự án sẽ được dừng (Tuổi trẻ, ngày 24-10)
Còn Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc cho hay, Chính phủ sẽ lắng nghe để thảo luận thêm nhằm đi đến quyết sách cuối cùng trong vấn đề này.
Câu chuyện bô xít của thời hiện đại sao giống câu chuyện tình yêu thuở hồng hoang của ông Adam và bà Eva lỡ ăn trái cấm đến thế. Nhưng hóa ra, ông Adam và bà Eva cũng có lúc "tàn lạnh tình yêu"? Cũng có lúc cả hai không cùng nhìn về một phía?
Vì quan niệm về tình yêu, vì con tim, hay vì lợi ích khác nhau?
Hay giờ đến lúc, cả xã hội ta cũng phải... bói hoa để tìm sự may rủi:
Bô xít... no bô xi... bô xit...no bô xit...bô xit...no...no...no..bô...xit
Các "Thiếu gia" tranh cãi...
Những ngày qua, cuối cùng, rồi tai nạn bất ngờ của chiếc xe khách bị lũ cuốn trôi xuống sông Lam, đoạn xã Xuân Lam, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cũng tạm khép lại với nước mắt của hàng triệu con tim đau đớn dõi theo từng ngày, từng giờ, từng phút. Trần Văn Trường, kẻ lái xe phiêu lưu và coi thường sinh mạng hành khách đã bị bắt và bị khởi tố. Con đường sự nghiệp của nhân vật này đã không thể dài như cái tên Trường của anh ta.
Nhưng bây giờ, vở bi kịch về lương tâm và trách nhiệm con người mới là lúc vén cánh màn tang. Đã bắt đầu có sự tranh cãi, thanh minh, thậm chí "tặng lỗi" cho nhau giữa các "Thiếu gia"- Thiếu Trách nhiện, Thiếu Lương tâm, vì không ai thấy mình có lỗi với 20 nhân mạng vô tội bỗng nhiên phải chết kia.
Câu trả lời phổ biến mà các phóng viên VietNamNet, ngày 22-10 nhận được là: "Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm".
Ông Nguyễn Trường Tương (Công ty 474): "Sào chắn chúng tôi có quyền lập chứ không có quyền chặn hay cho xe đi, cái đó là quyền của CSGT. Chúng tôi thì không có biển, không có thẻ, không có chế tài để xử lý...Chúng tôi đã làm hết chức năng nhiệm v...Nếu lái xe cảm thấy không an toàn thì phải tự biết để dừng. Chúng tôi không có quyền chặn xe".
Còn ông Nguyễn Thanh Bảo, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh cho rằng, việc phân luồng, lập sào chặn là trách nhiệm của ngành giao thông đường bộ: "Hàng nghìn chiếc xe tắc dồn đống, khi không có sào thì không thể chặn được. Thái độ của lái xe, thái độ của khách không hợp tác trong việc phối hợp ngăn chặn xe. Có những xe đâm thẳng vào CSGT để chạy...Khi xe CSGT quay ngang giữa đường, lái xe vẫn lách tránh để vượt đi..."
Trước đó, khi thông tin với báo chí, ông Bảo lại nói rằng, chiếc xe trên đã bất chấp hiệu lệnh của CGST để chạy vào đoạn đường ngập sâu nước. CSGT có đuổi theo nhưng do trời tối nên không bắt được?
Cứ theo cái đà này, cái lôgic này, thì lỗi chính là cái xe khách bẹp dúm dó, và hoảng sợ đã nằm lịm với cái bụng đầy cát suốt nhiều ngày dưới dòng lũ dữ, lỗi tại những người khách- ai bảo đã lên chiếc xe ấy- để bị lũ cuốn.
Còn nếu theo lẽ phải đạo lý thông thường, thì mặc dù, chiếc xe đã được trục vớt, được sửa chữa, và mặc dù hầu hết nạn nhân xấu số đã trở về với cát bụi, hai ông "Thiếu gia" không nên tranh cãi mà nên tự nhìn lại mình, trước khi có chiếc cẩu, trục các ông ra ánh sáng của pháp luật.
Người viết bài này chỉ day dứt, xót xa một điều: Tại sao đất nước ta, đặc biệt dải đất miền Trung, luôn phải sống chung với bão, lũ, các tỉnh có các trung tâm cứu hộ phòng khi bão lụt xảy ra, nhưng lại chưa bao giờ nghĩ đến việc sản xuất áo phao cho người dân dự phòng (giống như mũ bảo hiểm cho người đi xe máy tại các đô thị).
Nếu có áo phao cho mọi người dân, lớn, bé, già, trẻ...thì khi lũ tới, trong khi chờ đợi cứu hộ, người dân, nhất là trẻ em, phụ nữ, người già yếu...có thể chủ động chung sống với lũ, không đến nỗi phải chết oan uổng như những ngày qua? Có quá khó không khi phòng hộ cho người dân, bằng một giải pháp đơn giản và không quá đắt ấy?
Lông hồng và... ngàn cân
Và với cái đà tranh cãi giữa hai ông "Thiếu gia" đang hoành hành ngang dọc ở bất cứ lĩnh vực nào hiện nay, xã hội ta lại đang phải lắng nghe, phải chuẩn bị một cái cầu trục khác - cỡ đại.
Bởi cái con tàu khổng lồ Vinashin vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ bị chìm, trong khi hai ông Thiếu Lương tâm và Thiếu Trách nhiệm thì vẫn chưa tìm ra.
Nguyên Bí thư Nghệ An Trần Văn Hằng đưa ra con số, trận lũ lụt chưa từng có trong lịch sử Hà Tĩnh và Quảng Bình đã xóa sổ 20 xã, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, tương đương với "xóa sổ" cả một tỉnh. Vậy nhưng, so với thiệt hại 86 nghìn tỷ đồng mà Vinashin gây ra thì chưa thấm vào đâu. Ông Hằng đặt câu hỏi: "Quan trọng nhất là sau đây xử lý thế nào? Tiếp sau Vinashin sẽ là ai?"
Ai sẽ trả lời cho các đại biểu QH- cũng chính là trả lời cho dân đây?
Cho dù Thủ tướng đã thẳng thắn đứng ra nhận trách nhiệm về phía Chính phủ, thế nhưng sự tiêu tan gần một trăm ngàn tỷ  đồng mồ hôi nước mắt của nhân dân từ sự yếu kém của bộ máy điều hành Vinashin đã là con dao sắc, cứa vào tâm khảm những đại biểu Quốc hội vốn "lành như đất" như xưa nay người dân thường nhận xét, khiến cho họ phải dũng cảm kêu lên. Đó thực ra cũng là tiếng kêu bi thương của người dân trước tổn thất nghiêm trọng này.
Trong khi đó, thú thực, dù cố bám theo các sự kiện, nhưng người viết bài này cũng hoa cả mắt, đau cả đầu vì các lý lẽ tranh cãi, từ các phía, các cơ quan chức năng tới tấp đổ lên đầu Vinashin, lúc này đã nằm bẹp dúm dó, đầy nuối tiếc - "Ôi thời bạo liệt nay còn đâu?". Bạo thì đã mất, chỉ còn...liệt mà thôi!
Ngày 25-10, trong báo cáo gửi tới đại biểu QH, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH dẫn lại chuyện Vinashin "Như một điển hình cho việc tuy có phát hiện dấu hiệu tội phạm nhưng không xử lý, ngăn chặn kịp thời.
Ủy ban Tư phápQH đánh giá, qua 11 lần thanh tra, kiểm toán những sai phạm...Nhưng Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm. Xã hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của nhà nước".
Ủy ban Tư pháp lưu ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, Kiểm toán Nhà nước các cấp đã phát hiện nhiều sai phạm, kiến nghị thu hồi nhiều tiền và tài sản nhưng Kiểm toán Nhà nước không chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự một trường hợp nào.
Số vụ việc được cơ quan thanh tra chuyển cho cơ quan điều tra cũng rất ít.
Thêm vào đó, một số cán bộ kiểm toán đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, có hành vi tham nhũng"
Ngay chiều 25-10, đến lượt cơ quan Kiểm toán Nhà nước phản bác. Theo ông Vương Đình Huệ, Tổng KTNN cho hay, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) từng nhiều lần lên kế hoạch kiểm toán, ngay từ khi Vinashin còn chưa nâng cấp lên tập đoàn.
Từ lúc Vinashin đi vào hoạt động (2006) đến nay, KTNN đã 2 lần xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với tập đoàn này...Tuy nhiên, kế hoạch này lại tiếp tục bị "trì hoãn" bởi không được phê duyệt.
Khi gửi cho Thanh tra Chính phủ, thì "Thanh tra Chính phủ thấy có sự trùng lặp về một số lĩnh vực và đối tượng kiểm toán".
Và thú thực, người viết bài này cũng nghĩ mãi về câu phát ngôn cực kỳ ấn tượng của ông Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế QH trên báo VnExpress, ngày 21-10  rằng, Vinashin đã "phá sản theo kiểu Việt Nam". Nghĩa là người lao động không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được đảm bảo... và Chính phủ vẫn giữ được sự ổn định vĩ mô".
Nhưng thưa bác Nguyễn Đức Kiên, ở các nước tư bản, doanh nghiệp phá sản, người lao động bị đẩy ra đường, và phải hưởng lương thất nghiệp. Còn ở ta, người lao động ở Vinashin vẫn không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được bảo đảm...thì tiền đó là tiền thuế của nhân dân, của toàn xã hội đóng, hay là quỹ riêng của Nhà nước?
Và trong khi một số đại biểu trách Chính phủ, thì có lẽ, cũng nên nhìn nhận lại trách nhiệm giám sát của Quốc hội khi từ cách đây vài năm, các chuyên gia trong và ngoài nước đã cảnh báo mạnh mẽ về những bất ổn của mô hình Vinashin.
Dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan ban Đảng, những đầu mối nắm quản lý các nhân sự đứng đầu các tập đoàn như ông Phạm Thanh Bình, người đã bị bắt vì những sai phạm ở Vinashin.
Hay có lẽ vì mô hình quản lý tập đoàn nhà nước "kiểu Việt Nam ", phá sản "theo kiểu Việt Nam ", mà trách nhiệm quản lý cũng theo "kiểu Việt Nam ", chẳng giống ai, quá nhiều đầu mối chịu trách nhiệm, chẳng biết cá nhân nào phải chịu trách nhiệm?
Có lẽ, chưa bao giờ xã hội ta, nhân dân ta buộc phải đóng hộ cho Nhà nước một khoản "học phí" khổng lồ đến vậy.
Và cho dù, các đại biểu QH đã thẳng thắn đề cập đến "văn hóa từ chức" nhưng xem ra văn hóa này ở xã hội ta, còn là của "quý và hiếm". Với các nước văn minh trên thế giới, người ta hành xử theo kiểu trách nhiệm "nặng ngàn cân" và việc từ chức "nhẹ như lông hồng".
Còn ở ta, thì có khi trách nhiệm "nhẹ như lông hồng", và từ chức lại "nặng ngàn cân". Khổ thế đấy!
Chợt nhớ nụ cười hóm của nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến: "Tại cái nước Việt mình nó thế".

Kỳ Duyên- TuanVietNam
                                                                                                                      

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Một nhà tâm lý xui ........ dại

Đã tưởng chuyện LVS là hết, hôm nay lại gặp thêm hai nhà tâm lý học bàn về chuyện này trên trang VTC

 MC Lại Văn Sâm - Im lặng lúc này có phải là vàng?

Nhà tâm lý Đinh Đoàn nói:

Tôi cho rằng Lại Văn Sâm là người bị đẩy vào thế bí. Trong một chương trình truyền hình trực tiếp, nếu lúc đó, MC này, vì không hiểu những lời diễn viên Ngô Ngạn Tố nói, cũng đứng im giữa sân khấu, hoặc nhắc nhở MC Ngô Mỹ Uyên dịch, thì khi đó chương trình sẽ vô duyên như thế nào? Không chỉ là lời nói, mà còn cả không khí của chương trình, sẽ bị ảnh hưởng.
Tôi cho rằng, việc MC Lại Văn Sâm nói như vậy, cho dù dịch sai, nhưng không phải quá dở, thể hiện đẳng cấp của một MC lão luyện.
Việc đáng nói ở đây là ban tổ chức của chương trình truyền hình trực tiếp đó cần phải lên tiếng giải thích sự cố này.


Đúng lý ra LVS nên đứng yên vì đã có kịch bản phân công rồi. Đây là do sự hấp tấp, thiếu đẳng cấp của một MC,  vội chớp micro như khi dẫn hội làng nên mới ra nông nỗi này.  Nếu là một MC có kinh nghiệm một chút thôi, thì không thiếu gì cách nhắc MU, nhất là MU là người đã được phân công (và có lẽ cũng làm MC ở nhiều nơi trang trọng hơn Ai là triệu phú, Chúng tôi là chiến sĩ). Chính vị khách là Ngô Ngạn Tổ còn có ý nghiêng đầu về phiên dịch. Tại sao một MC gọi là đẳng cấp mà không nhận ra một cử chỉ nhắc nhở lịch sự như vậy? Có lẽ  LVS quen với tác phong hội làng mà mình làm vua như ở Ai là triệu phú. Một MC chuyên nghiệp phải ăn nói đĩnh đạc, đường hoàng, tôn trọng khán giả chứ không phải nói như máy và cướp lời người khác. Lối dẫn chương trình như ăn cướp này chỉ dùng cho đám cò quay ở hội chợ hoặc các đám xiếc rong. Cũng vì vội vàng nên chương trình đã thừa ra 5 phút so với kịch bản.

Đoạn sau nhà tâm lý Đinh Đoàn có lời khuyên LVS nên phân bua với khán giả như thế này:
“Ai cũng có những sơ suất. Sơ suất của tôi là không hiểu câu nói của diễn viên Ngô Ngạn Tố, nhưng nhìn thái độ, khuôn mặt của anh ấy, tôi đã rất cố gắng để xử lý tình huống trên, để đưa ra những câu nói phù hợp nhất”.Đó cũng có thể là cách lý giải hợp lý cho MC Lại Văn Sâm lúc này.  

Nói như vậy không sợ mọi người sẽ hỏi: "Không hiểu lúc đó ông phiên dịch cho thổ dân ở bộ lạc nào hay người ngoài hành tinh và nhất là đang đứng ở đâu mà phải dùng đến lối phiên dịch từ thời ...... tiền sử như vậy" hay sao?. Thà cứ như nhà tâm lý Lê Thu Hiền "Nếu là tôi, tôi cũng sẽ im lặng. Có khi càng nói càng sai." Đúng là đàn bà có khôn hơn!



Không phải là chữa cháy mà là phá rối

Đã tưởng vụ  "dịch sai trong LHP" tuyên án được rồi, nào ngờ người cùng dẫn chương trình hôm đó là MC Mỹ Uyên bật mí thêm nhiều tình tiết mới. Hãy xem trần tình của Mỹ Uyên trên trang VTC hôm nay:

“Tôi hoàn toàn bất ngờ khi anh Sâm cất lời dịch phần phát biểu của diễn viên Ngô Ngạn Tổ bởi anh ấy phụ trách phần dẫn chương trình bằng tiếng Việt. Và trong tình thế đó, tôi không thể cắt ngang lời anh ấy. Nếu tôi nhảy vô cắt lời, vừa thể hiện sự thiếu tôn trọng bạn dẫn, lại không tốt cho chương trình trước đông đảo khán giả nước ngoài”.
 

Theo lời MC Mỹ Uyên, trước chương trình, BTC bố trí sẵn các thông dịch viên tiếng Anh, Pháp, Hàn Quốc và Trung Quốc để dịch lời khách mời phát biểu. Dẫn đôi với MC Lại Văn Sâm, Mỹ Uyên có nhiệm vụ chuyển lời dẫn bằng tiếng Việt sang tiếng Anh, giúp khán giả nước ngoài theo dõi, hiểu vấn đề đang xảy ra trên sân khấu.
 

Kịch bản chương trình đêm bế mạc LHP được Cục Điện ảnh, Đài truyền hình Việt Nam, công ty BDH kiểm duyệt khá kỹ lưỡng. Riêng phần kịch bản tiếng Anh của Ngô Mỹ Uyên còn phải thông qua phía Bộ ngoại giao.

“Thực ra tôi rất thụ động trong vai trò dẫn chương trình đêm đó. Tôi bắt buộc tuân thủ kịch bản mà không được thêm bớt gì. Anh Sâm là người cuối cùng sửa kịch bản tiếng Việt, sau đó đưa sang Bộ Ngoại Giao dịch sang tiếng Anh cho tôi” - Mỹ Uyên nói.

Người đẹp cho biết thêm, từng dẫn nhiều chương trình ở nước ngoài, khi làm việc với các đạo diễn, họ thường bắt MC tuân thủ kịch bản một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt. Đạo diễn yêu cầu ra sao, MC nhất định phải làm theo thế ấy. Đó là một sự cẩn trọng cần thiết trong một chương trình trực tiếp.

Tuy nhiên, chị cũng lường trước chuyện lên sân khấu, MC Lại Văn Sâm sẽ không nói đúng y chang như kịch bản ban đầu mà dẫn dắt thêm một vài câu chuyện bên lề.

“Tôi công nhận sự dẫn dắt chương trình, ngoài kịch bản của anh Sâm phù hợp với người Việt Nam. Và việc anh ấy nói phục vụ khán giả VN là điều tốt, nhưng không phù hợp với người nước ngoài. Chẳng hạn việc anh ấy đề cập tới ngày Phụ nữ Việt Nam, thì phần đông khán giả ngoại quốc hoàn toàn không hiểu tại sao anh ấy nói như thế. Do đó, tôi phải bỏ qua một số lời dẫn nhất định của anh Sâm vì nó không ăn nhập với kịch bản tiếng anh. Mọi người thấy tôi nói ít hơn anh ấy là vậy”
.

Qua tường thuật trên đây có thể thấy việc chuẩn bị kịch bản tương đối chặt chẽ, kể cả việc duyệt kịch bản.Và cô Mỹ Uyên này có vẻ hiểu và thấy được trách nhiệm của mình.
Còn đối với hành động của LVS ta có thể gọi là gì? Đây không phải là chữa cháy, cũng không phải là dịch sai đơn thuần.
Đây  là thể hiện của  một kẻ ngu xuẩn muốn nổi danh nên đã có những hành động thô lỗ phá rối buổi lễ.
Một hành động làm mất thể diện quốc gia, làm giảm uy tín của chính ngay Đài THTƯ không chỉ đáng trách mà còn phải có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng người đã gây ra chuyện này.

Sạt lở núi ở nhiều nơi, coi chừng hồ bùn đỏ Tây Nguyên!

Gần đây nhiều nơi ở trong nước đã xảy ra hiện tượng sạt lở núi như:

Núi Quyết ở Vinh (Nghệ An)

http://dantri.com.vn/c20/s20-432335/can-canh-nui-sat-lo-vui-lap-nha-dan.htm


Sạt lở núi ở Yên Bái

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/08/3BA1FCAD/

Sạt lở núi ở Hà Tĩnh

http://vietnamnet.vn/xahoi/201010/Ha-Tinh-Lo-nui-vo-de-dan-choi-voi-943553/

Sạt lở núi ở Quảng Nam

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/346883/Vu-sat-lo-nui-o-Quang-Nam-Tien-cac-phu-vang-ve-que-an-tang.html

Sạt lở núi ở Lào Cai
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201032/20100806113215.aspx

Sạt lở núi ở Phú Yên

http://vovnews.vn/Home/Sat-lo-nui-o-Phu-Yen--Khanh-Hoa-hon-10-km-duong-quoc-lo-bi-vui-lap/200512/20642.vov

Thiên tai là bất thường nhưng nếu tìm hiểu kỹ nguyên nhân có thể giảm bớt tai hoạ vì chắc chắn trong số những vụ lở núi trên đây có phần do con người gây ra, nếu không muốn nói là phần lớn.
Hãy coi chừng hồ bùn đỏ Tây Nguyên!

Đấu cờ với 523 đối thủ cùng lúc

Một kiện tướng cờ vua người Israel đã lập Kỷ lục Guinness với thành tích thi đấu với 523 đối thủ cùng lúc.



Cuộc đấu marathon của Alik Gershon, 30 tuổi, diễn ra tại Quảng trường Rabin ở Tel Aviv hôm thứ 6.


 Hơn 500 đối thủ ngồi thành những hàng dài để thi đấu với Gershon.

Cuộc đấu bắt đầu sáng thứ 5 và kết thúc 19 giờ sau đó, vào sáng sớm ngày thứ 6.



Cuối cùng, Gershon đã thắng 454 trận (tương đương 86%), thua 11 trận và hòa 58 trận.

Với thành tích trên, Gershon đã lập kỷ lục Guinness cho màn đấu cờ với nhiều đối thủ nhất cùng lúc.


Kỷ lục cũ thuộc về kiện tướng cờ vua người Iran Morteza Mahjoub, thiết lập ngày 13/8/2009. Khi đó Mahjoub đã đấu với 500 đối thủ cùng lúc, thắng 397, hòa 90 và thua 13 sau 18 giờ thi đấu.

Một đại diện của tổ chức Guinness thế giới đã xác nhận kỷ lục mới của Gershon trên một đài phát thanh của quân đội Israel.

Theo Tin mới lấy từ AFP

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Một MC ngã ngựa tại Liên hoan phim quốc tế Viêt Nam

Chuyện MC Lại Văn Sâm dịch sai tại Liên hoan phim quốc tế Viêt Nam đã trở thành một chủ đề nóng những ngày qua. Ban đầu là chê trách, sau lại có một số người cho rằng không đáng chê. Vậy ông Sâm này có đáng chê không? Trước hết xin mời xem lại đoạn clip “vật chứng”

http://vietnamnet.vn/hcm/201010/Xem-lai-doan-clip-gay-soc-cua-Lai-Van-Sam-944275/


Hoặc xem đoạn phiên ra văn bản từ clip trên:

Ngô Ngạn Tổ: Good evening lady and gentlemen. I just want to say what a pleasure and honor I have been to take part, take place in the first Vietnam international film festival in this beatiful city of Hanoi on it 1000 years birthday.

Lại Văn Sâm: Vâng, Ngô Ngạn Tổ có... gửi tới lời chào tới tất cả n...hững người biết anh, hâm mộ anh qua những tiếng reo hò khi anh xuất hiện. Cảm ơn tất cả mọi người đã chào đón anh ở thủ đô Hà Nội, nơi mà anh cũng biết rất nhiều qua báo, đài...

Ngô Ngạn Tổ: I think this week has been full of new and interesting challenges for everyone, but what true is passion of film is very much alive here.

Lại Văn Sâm: Và anh ấy cũng rất phấn khởi khi được mời tới dự liên hoan phim quốc tế lần đâu tiên tổ chức tại Việt Nam và anh ấy tin tưởng rằng với đà này thì điẹn ảnh Việt Nam sẽ có tương lai rất sáng.

Ngô Ngạn Tổ: I think the goal of any film festival is not only to bring world cinema to local audiences but also bring local cinema to world audiences and I think that’s certainly’s been achieved here.

Lại Văn Sâm: Và anh ấy nói rằng là ở Hà Nội trong những ngày qua thì anh ấy cũng được chứng kiến những dòng người đổ đến các rạp để xem các phim trình chiếu trong liên hoan phim quốc tế như thế nào. Xin cảm ơn! Thank you very much!

Ngô Ngạn Tổ: Thank you!

….

Lại Văn Sâm: À, à.. Do you want to say something more? Ok, ok, please, you’re welcome!

Ngô Ngạn Tổ: I just want to say that I wish the best of luck for the future of the Vietnam international film festival and I hope every year I can come back again, thank you.

Lại Văn Sâm: Ly ơi!, Ly ơi!

Tăng Thanh Hà: Anh đã chúc cho liên hoan phim một thành công tốt đẹp nhất.


Đây có phải là dịch sai không? Không thể gọi là dịch mà là người nào nói ý của người ấy.
Chưa hết, cái sai lớn nữa là ông này có những hành động và phát ngôn phải nói là ….. kỳ quặc khi đang ở một vị trí trang trọng như đoạn tường thuật dưới đây:

Cũng cần nhắc đến việc MC Lại Văn Sâm vinh danh phụ nữ sau khi công bố giải diễn viên nữ xuất sắc và có những câu bình luận về MC Mỹ Uyên và bản thân theo kiểu... khó hiểu. Anh thậm chí nói rằng sự hiện diện của mình là... vô duyên, rồi khiến cả khán phòng vỗ tay chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam.

Tại sao LHP quốc tế lại có chuyện ngày Phụ nữ Việt Nam ở đây? Mời bao nhiêu khách nổi tiếng đến để mà nghe hai anh chị tán nhau về ngày Phụ nữ Việt Nam à?

Vẫn chưa hết. Xem đoạn tả cảnh tiếp đây của một độc giả:

Nếu bạn để ý sẽ thấy, sau khi củ sâm giới thiệu NNT thì có tiếng người phiên dịch: "I would like to introduce....". Người này ở vị trí phía bên tay trái của NNT nên sau khi NNT nói câu chào đầu tiên thì quay người sang trái về phía người phiên dịch để chờ dịch. Ngờ đâu củ sâm hăng máu dịch luôn, nên NNT cười "rất khó hiểu"  (Lưu ý củ sâm đứng phía bên tay phải NNT).

Không phải ông này chạy ra cứu chữa mà muốn tranh phần để tỏ ra ta đây.  Tranh micro của phiên dịch, rồi hỏi khách có muốn nói gì nữa không giữa lúc khách đang phát biểu. Đúng là một hành động thô lỗ, một câu hỏi bất lịch sự. Nếu hiểu được khách nói gì thì tự khắc biết khách nói ngắn hay dài, còn muốn nói nữa không. Đây là do không hiểu được khách nói gì nên mới hỏi một câu thô lỗ như vậy. Có lẽ ở hội làng người ta còn lịch sự hơn.

Bình luận của Đông A

Tôi xem đoạn clip trên mà không khỏi phì cười. Đúng là chuyện hài cuối tuần. Clip quay đoạn ông Lại Văn Sâm, người của Đài Truyền hình Việt Nam dịch lại mấy câu phát biểu của diễn viên Ngô Ngạn Tổ trong buổi lễ bế mạc Liên hoan phim quốc tế Việt Nam tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam. Nếu là tình huống đột xuất, không lường được trước là phải phiên dịch tiếng Anh, người tổ chức chương trình đã đưa người không có khả năng dịch được tiếng Anh làm người dẫn chương trình thì không nói làm gì. Tình huống phải dịch tiếng Anh là tình huống đã biết trước và nằm trong chương trình. Vậy mà vẫn để xảy ra như vậy, để cho Lại Văn Sâm coi thường tất cả mọi người có mặt ở buổi lễ trao giải, cũng như coi thường luôn khán giả xem truyền hình của cả nước, đem lời nói nhăng nhít của mình làm lời dịch cho Ngô Ngạn Tổ. Đúng là một Xuân tóc đỏ thời nay! Nhưng điều đáng kinh ngạc ở chỗ một kẻ như Lại Văn Sâm như vậy lại có thể làm công việc như vậy ở Đài truyền hình Việt Nam, một đài truyền hình của quốc gia, một bộ mặt của quốc gia. Đoạn clip trên chẳng khác nào một bãi nước bọt nhổ thẳng vào mặt Đài Truyền hình Việt Nam cũng như uy tín quốc gia.

Lượm lặt bình luận của độc giả trên mạng

Dốt ngoại ngữ ko phải là cái gì đáng xấu hổ, dốt cái này thì giỏi cái khác.
Nhưng đã dốt lại còn thích thể hiện trc mặt đám đông thì đúng là hơi bị trơ nhỉ?


Dốt tiếng Anh không phải là một cái tội, vì mình là người Việt và tiếng Anh chỉ là một ngoại ngữ của mình. Tuy nhiên đã dốt mà còn hay khoe chữ thì thật tình là không đỡ nổi.

Phục độ trơ của Bác Lậm Văn Sai này quá, sát đất đấy! Mình thỉnh thoảng hay đi dịch mà nếu câu nào ngờ ngờ không nghe rõ thì nhất định bình tĩnh hỏi lại chứ không bao giờ dịch bừa... Kinh dị, 1 sự kiện như thế mà để mất mặt quá! đáng đời Đài Truyền hình

Cái gì hay là cứ phải có phần cho cây đa cây đề nó khổ thế.Nhường phần cho bọn trẻ thì hóa ra mình thành người muôn năm cũ mất à.Tham thì thâm.Tuần chay nào cũng có nước mắt nó mới thành trò hề thế này.

Trong lịch sử liên hoan điện ảnh quốc tế trên toàn thế giới chưa từng xảy một sự kiện quái dị như vậy và chưa từng có một MC nào hỗn láo đối với khách quốc tế và công chúng trong cả nước đến mức ấy.
 

Ê mặt quá, đúng là hậu quả của bệnh nói những câu từ hô hào, sáo rỗng. Cả LVS lẫn cô phiên dịch sau đó, người ta nói những câu rất hay, mang tính tri ân. Mà dịch sơ sài, vừa thừa vừa thiếu.

Đồng chí LVS này chẳng hiểu gì nhưng cứ nghĩ người nghe mù tiếng hết rồi hay sao vậy.

Chủ xị của Ai là triệu phú đã khiến nhiều người ngã ngửa với khả năng phiên dịch tiếng Anh của mình.

Chuyện xảy ra đâu phải chỉ là người trong nhà đóng cửa bảo nhau, mà có Ngô Ngạn Tổ. Biết đâu anh ta có bạn người Việt và anh ta nhờ người đó tường thuật lại thì sao? Anh ấy sẽ nghĩ gì về sự kiện vừa qua? Biết đâu anh ta trong lúc trà dư tửu hậu lại đem vấn đề này nói với các đồng nghiệp nổi tiếng của mình? Chương trình đó được phổ biến rộng rãi, được đưa lên youtube rình rang, ai ai cũng biết

Anh Sâm chắc không rành tiếng Anh nên nghĩ anh Tổ nói theo âm China thì chắc anh dịch và nói tiếng Anh bồi thì chàng Tổ sẽ hiểu nên mới tự tin cầm micro ai dè gặp sư tổ nên mới dịch tiếng lào ra tiếng ý...

phong cách chậm rãi hóm hỉnh nhưng thanh lịch , sự tôn trọng tuyệt đối ngươi phỏng vấn, tinh tế trong việc chọn lựa thông tin khi dẫn chương trình khiến khán giả không bị rối và bội thực đó là cái thiếu mà MC Lại Văn Sâm không có

Vấn đề ở đây là củ sâm không tôn trọng NNT, người phiên dịch và khán giả, cướp micro để phô diễn "trình độ phiên dịch tiếng Anh của củ sâm" nên mới có cảnh hài này.

Bình luận của bà con ta bên Đức

Đã từ lâu tôi thấy rất khó chịu mỗi khi thấy "lại là cái ông LVS cứng nhắc này rồi". Theo như tôi biết thì ông này là một "sếp bự" của truyền hình Vn. Vậy thì lẽ ra chỉ chịu trách nhiệm kiểm duyệt, tổ chức các c/t, còn để những MC có khả năng và phù hợp với với các c/t đó làm MC thôi. Chẳng hạn cho c/t "chúng tôi là chiến sĩ" có thể lấy người bên Đại học nghệ thuật quân đội làm.v.v. . Đằng này hình như ngài muốn chứng tỏ mình đa tài, trong khi thực ra không phải vậy. Đúng là... không biết mình là ai!


Một giọng nói khô khan hiểu biết không sâu, nhưng bù lại hơn người là nói nhanh... Dù gì Lại Văn Sâm cũng được một số ít người hâm mộ.

Đã từ lâu khi xem các chương trình do anh Lại Văn Sâm điều khiển tôi chỉ muốn tăt TV luôn vì sự vô duyên hết chỗ nói của anh ta, tôi cũng không hiểu tại sao anh ta lại cứ hay được điều khiển các chương trình có tầm cỡ quốc gia quan trọng, phải chăng anh ta có ô quá to trong nghành văn hóa... Lần này thì đã rõ qua bài viết này tôi cảm ơn tác giả bài báo đã nói lên đúng trình độ MC của Lại Văn Sâm và mong rằng chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại một LVS làm cho chúng ta thất vọng khi xem một chương trình tầm cỡ do VTV4 phát.

Cavenui chỉ phê bình nhẹ nhàng và gợi ý cho tương lai

Cavenui không chê anh Lại Văn Sâm tiếng Anh kém, vì biết tiếng Anh là 1 chuyện, dịch là 1 chuyện khác, nếu ai biết tiếng Anh cũng dịch Anh-Việt Việt-Anh ngon lành cành đào thì thiên hạ bịa ra cái nghề phiên dịch làm chi! Cavenui chỉ trách anh hơi rướn khi liều lĩnh làm 1 việc mà anh chưa đủ kỹ năng cần thiết (tương tự như người ta súyt rướn quả cao tốc khi tài chính chưa đủ mạnh hay đang rướn quả bauxite khi công nghệ chưa đủ sành) vậy thôi.

Nhưng anh Lại Văn Sâm có thể cãi rằng nhiều khi dịch đúng chưa chắc đã hay mà vừa dịch vừa phăng thì show mới sinh động. Giống như đội lao động của Cavenui hồi năm 86 được ông giám đốc tiếp đón hôm đầu tiên đặt chân đến nhà máy, ông này nói 1 từ cực ngắn (hình như là Zdrastvuite!)  mà chị phiên dịch trong đoàn dịch rõ dài là “Xin chào các bạn Việt Nam anh hùng!”. Cho nên nếu có chương trình quốc tế nào mà rủi ro bị bạn bè trong nước phát hiện lỗi dịch sai là thấp, anh Sâm mạnh dạn vừa dẫn chương trình vừa dịch cũng là hay.

Nhưng những chương trình quốc tế như vậy không nên bao gồm lễ bế mạc liên hoan phim. Vì cái hội Việt Nam theo dõi lễ này hầu hết là hội mê phim. Mà đã mê phim thời buổi này thì nhất định phải mê phim Mỹ (chứ phim Liên Xô cứ giai gái hôn nhau là tàu hỏa chạy qua khó mà mê được!). Phim Mỹ trong đĩa DVD, trong các chương trình truyền hình nước ngoài không có dấu hiệu tiếng Việt giờ nhan nhản ra nên bọn mê phim Mỹ nghe hiểu được tiếng Anh nhất định khá đông đảo. Do vậy dịch sai ở những chương trình dạng này nhất định bị người ta phát hiện ra.

Để anh Sâm có thể tiếp tục mạnh dạn vừa dẫn trò vừa chuyển ngữ ở những chương trình giao lưu quốc tế, Cavenui mời các bác cùng tìm và tư vấn cho anh những chương trình phù hợp.

Gợi ý những chương trình giao lưu sau các sự kiện sau:

-Giải đấu quốc tế môn bóng chuyền bãi biển tổ chức ở Tuần Châu.

-Hội nghị quốc tế của Liên đoàn những người yêu sinh vật cảnh

- Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng chống tham nhũng

-Hội nghị về văn học Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa có khách mời quốc tế

-Hội thảo khoa học về tính an toàn tuyệt đối của dự án bauxite Tây Nguyên có sự tham gia của nhiều nhà khoa học từ các nước bạn.





Có lẽ chừng ấy là quá đủ để đánh giá câu chuyện........ bi hài này của truyền hình VN và LHP quốc tế ở Hà Nội vừa qua

Đàn sếu, trận chiến Điện Biên và bauxite Tây Nguyên

Đàn sếu, trận chiến Điện Biên và bauxite Tây Nguyên

Chuyện của đàn sếu

Khi tôi viết những dòng này thì Washington DC đang vào mùa Thu. Bên đường cao tốc, trong công viên, cây cối bỗng chuyển sang mầu vàng xen đỏ rực rỡ. Những cánh rừng đa sắc mầu pha nắng trời Thu phản chiếu trên mặt hồ phẳng lặng, đẹp đến mê hồn.

Hai cậu con trai chơi trong công viên đang chạy nhảy. Bỗng có tiếng kêu của đàn sếu bay qua. Hai đứa ngẩng lên và hỏi “Tại sao chim di cư lại bay thành hình chữ V”.

Tôi từng xem bộ phim đen trắng của Liên Xô “Khi đàn sếu bay qua” gây bao xúc động cho người xem về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của người Nga. Boris, người yêu của Veronica (nhân vật nữ chính trong phim), bị bắn chết ở đầm lầy, khi đang cứu một binh sĩ khác. Trước khi nhắm mắt, Boris bỗng thấy đàn sếu bay qua hình chữ V. Và chi tiết đó cũng nhắc lại trong đoạn kết của bộ phim khi Veronica ngước nhìn bầu trời khi nàng đứng trên sân ga.

Lúc đó 14-15 tuổi, tôi hỏi các anh chị lớn tuổi tại sao sếu lại bay như thế. Họ chỉ giải thích “V” là chữ Victoria – biểu tượng của chiến thắng.  Boris tin vào chiến thắng ngày mai và Veronica tin vào mùa Xuân đang đến vì đàn sếu quay về.

Sau này tìm hiểu kỹ, tôi mới biết chữ V của đàn chim di cư liên quan đến sự đoàn kết của bầy đàn. Con chim đầu đàn luôn là con khỏe mạnh nhất, thông minh nhất. Chúng dựa vào từ trường, dãy núi, cánh đồng, thành phố làm mốc, hướng mặt trời, trăng, sao để định hướng cho chuyến bay dài hàng ngàn cây số.

Bay hình chữ V có hình mũi tên mang tính khí động học, chim sau dựa vào con bay trước để bớt sức cản của gió, đỡ mất năng lượng hơn. Con đầu đàn mỏi cánh thì lùi lại cho chim khác tiến lên làm “lãnh đạo”. Cứ thế chúng thay đổi “vai trò” để cả đàn bay được rất xa.

Đó là sự kỳ diệu của thiên nhiên và những loài chim di cư. Chúng biết nương tựa vào nhau, vượt qua bao sông sâu, núi cao, tới một miền đất hứa khác để mùa Xuân sau lại quay về nơi chốn cũ. Sự tồn tại giống nòi dựa trên một triết lý đơn giản: dựa vào nhau và chia sẻ.

Nếu bay đơn độc, con chim không thể tới nơi cần đến cách xa hàng ngàn dặm. Có những đàn chim không tới đích và lao xuống biển, vì con đầu đàn đã định hướng sai, không biết lui khi đã mệt và nhường chỗ hay chia sẻ vai trò dẫn đường đúng lúc. Đó chính là nguyên nhân gây ra thảm họa của cả bầy đàn.

Dự án Bauxite Tây Nguyên và các nhân sỹ
Mấy hôm nay, báo chí đưa tin, bà Nguyễn Thị Bình và nhiều nhân sỹ trí thức đã gửi thư tới lãnh đạo Đảng và Nhà nước “khẩn thiết yêu cầu” xem xét lại việc khai thác bô-xít Tây Nguyên. Thảm họa bùn đỏ vừa qua tại Hungary cũng là một cảnh báo khác về dự án đang tranh cãi này.

Theo họ, việc xét lại dự án và nếu phải dừng thì cũng là “một quyết định rất đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế Việt Nam và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế phải chịu đựng, nhất là Nhà máy chế biến alumina Tân Rai đã hoàn thành một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án Nhà máy Nhân Cơ”.

Vụ bùn đỏ Hungary thật không may cho nước bạn, nhưng cũng là dịp hiếm có “nhìn lại mình” của chính chúng ta tại các dự án bauxite. Từ tai nạn của họ để rút ra bài học cho nước mình.

Nếu khai thác bauxite, những nhà khoa học lo mấy triệu tấn bùn đỏ trên Tây Nguyên như một quả bom hẹn giờ, sẵn sàng nổ bất kỳ lúc nào ngoài ý muốn của con người. Chưa kể một nền văn hóa lâu đời của Tây Nguyên sẽ bị “bùn đỏ” cuốn trôi. Khi đó một “tàu Vinashin” khác lại tiếp tục chìm và tầm ảnh hưởng về kinh tế, chính trị còn lớn hơn rất nhiều.

Không phải ngẫu nhiên mà các trí sỹ, kể cả Đại tướng dù đã 100 tuổi, rồi bà Nguyễn Thị Bình, đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khai thác bauxite Tây Nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, an ninh quốc phòng và khả năng thất bại của dự án.

“Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối với vận mệnh quốc gia” của các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, cùng “sự thông cảm” của nhân dân cả nước “mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này”, các nhân sĩ nhấn mạnh.

Điện Biên Phủ – chiến lược bàn lùi của vị tướng

Một blogger đã ví chuyện này như trận Điện Biên Phủ năm xưa.

Chúng ta còn nhớ ngày 14-1-1954, tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi đó mới 43 tuổi, phổ biến lệnh tấn công mật với dự định tiêu diệt căn cứ Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng chiến dịch biển người.

Mười ngàn (10.000) quân Pháp cố thủ trong hầm ngầm chọi với 50 ngàn quân Việt Minh phơi lưng trên cánh đồng trống trải.

Lẽ ra cuộc tấn công dự định vào ngày 20-1-1954 nhưng một đơn vị đại bác vào trận địa chậm nên ngày nổ súng được lui lại vào 25-1. Sau đó bị lộ nên ngày tấn công dự định vào 26-1.

Sau một ngày và đêm suy nghĩ, Đại tướng đã tìm ra vài nguyên nhân không thể thắng như, quân ta chưa thành công trong việc tấn công các cứ điểm lô cốt liên hoàn như của Pháp tại đây. Pháo binh và bộ binh chưa qua tập luyện, chưa qua diễn tập để tham gia một trận tấn công mang tính liên hoàn. Quân ta quen chiến tranh du kích, công đồn vào ban đêm trong khi lúc đó bộ chỉ huy mặt trận định mở cuộc tấn công vào ban ngày trên địa hình bằng phẳng trong lúc đối phương có ưu thế về hầm ngầm, máy bay, pháo binh và xe tăng hỗ trợ.

Sáng 26-1-1954, Bộ Chỉ huy mặt trận họp và không đi đến được ý kiến thống nhất.  Đại tướng hỏi, ai tin rằng trận này sẽ chắc thắng, không ai trả lời được. Vị tướng trẻ tài ba đã quyết định hoãn cuộc tấn công chiều hôm đó.

Ông cho rằng, phương án “đánh nhanh thắng nhanh” mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên không thể đảm bảo chắc thắng. Vị tướng quyết định tổ chức lại trận đánh theo phương án “đánh chắc thắng chắc” dài ngày theo kiểu “bóc vỏ” dần tập đoàn cứ điểm.

Số phận của đế chế Pháp tại Đông Dương được quyết định bởi chiến lược…“bàn lùi” của Đại tướng.

Pháo đã kéo vào trận địa, quân đã ém, sẵn sàng đợi lệnh tấn công. Nhưng phút chót phải kéo pháo ra, rút quân khỏi chiến hào. Cuộc chiến không phải 3 ngày mà kéo dài 55 ngày đêm kể từ trận xuất kích đầu tiên vào tháng 3 năm đó.

Theo lời kể của Đại tướng thì đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Làm tướng phải biết cương nhu, biết tiến, biết lùi. Nếu chỉ dùng ý chí và thuật biển người thì số phận của nước ta có thể đã khác.

Quyết định của ông gây hệ lụy cho hàng trăm ngàn binh lính, dân công, và cả nước phải chờ thêm 5 tháng nữa thay vì 3 ngày.  Một sự tốn kém khủng khiếp nhưng quyết định “lùi” đó có thể đã tránh cho dân tộc này một đại bại trong chiến tranh và một thảm họa lịch sử.

Một người bạc tóc hay 85 triệu người bạc tóc

Chuyện đàn sếu và dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên không liên quan gì đến nhau. Và chiến trận Điện Biên cũng không có gì ảnh hưởng đến khai thác quặng. Nhưng có vài điểm đáng học ở loài chim di cư và thủ thuật binh pháp của tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong lịch sử phát triển của nhiều quốc gia, trong những thời điểm nhậy cảm, nhiều vị lãnh đạo đã phải biết “lùi” đúng lúc để đưa đất nước tiến lên hay tránh thảm họa.

Người lãnh đạo cũng như con chim đầu đàn của đàn chim di cư. Đưa con thuyền dân tộc tới bến là do người cầm đầu. Làm cho con tầu chìm giữa biển khơi cũng phần lớn do người cầm lái. Người lãnh đạo biết chia sẻ trách nhiệm với nhân dân thì con tàu quốc gia sẽ đi xa.

Nếu chỉ biết lo cho mỗi cá nhân mình hay lợi ích nhóm thì giống như con chim đầu đàn tham quyền cố vị, dù già cỗi và mệt mỏi nhưng không muốn nhường ghế, để cuối cùng cả đàn mất phương hướng và lao đầu xuống biển.

Vị tướng 43 tuổi thời Điện Biên biết…“bàn lùi” trước khi quá muộn. Rất có thể ông nhớ đến Tôn Tử binh pháp “Biết người biết ta, trăm trận không nguy. Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua. Không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”.

Khi quyết định khai thác bauxite Tây Nguyên liệu người duyệt dự án cao nhất đã hiểu hết người xưa định nói gì? Hoặc đơn giản, chỉ cần học lại lịch sử Điện Biên Phủ hay đọc hồi ký của Đại tướng về sự “nhu cương”, “tiến lùi” đúng lúc, có thể tránh được hiểm họa tương lai.

Có ai ngồi suy ngẫm về khả năng thất bại của dự án như tướng Giáp đã từng thức trắng đêm khi ngồi trước bản đồ lòng chảo Điện Biên tại hang Thẩm Púa năm xưa?

Để một người bạc tóc, hay cả dân tộc 85 triệu phải bạc tóc.  Đó chính là cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo quốc gia.

Chợt nhớ câu hỏi của hai con. Tôi giải thích cho các cháu rằng, chữ V của đàn sếu bay qua là biểu tượng của sự đoàn kết, chia sẻ trách nhiệm của bầy đàn. Chính điều đó đã mang đến mùa Thu vàng phẳng lặng, các con vui chơi hạnh phúc dưới trời xanh. Bởi vì dân tộc ấy biết học cách tồn tại của những đàn chim di cư.

Khi đó mới mong có được biểu tượng hình chữ V (Victoria – chiến thắng)  và kể cả chữ Việt Nam bay trên trên bầu trời nhân loại.

Hiệu Minh. 24-10-2010

Trích từ Blog Hiệuminh http://hieuminh.org/2010/10/25/dan-seu-dien-bien-va-tay-nguyen/#comment-8851

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Đảng viên đã được phép đứng ngoài pháp luật

Dưới tiêu đề  "Xem lại những điều cấm vô lý", ngày 21/10/2010 Vietnamnet có bài đánh giá về Quyết định số 115-QĐ/TW  qui định những điều đảng viên được làm và không được làm. Không đi sâu phân tích nội dung của Quyết định và những phân tích về mâu thuẫn và vô lý của những qui định trong Quyết định này đã được nêu ra trong bài. Ở đây chỉ xin xem xét về tính logic của một văn bản qui định. Không có điều kiện tim hiểu kỹ Quyết định, chỉ xin đưa ra một số trích đoạn của bài báo:

"Trong Quy định số 115 có đến 9 chỗ cấm đảng viên làm những việc“trái quy định của pháp luật”; đấy là những việc mà công dân bình thường cũng không được làm, huống chi đảng viên là công dân ưu tú, chả nhẽ còn phải cần có quy định cấm?"  "quy định như ở điểm 1 là đảng viên không được “làm những việc mà pháp luật không cho phép công dân, cán bộ, công chức làm” vừa thừa lại vừa sai"
Từ những qui định được nói đến trong những đoạn trích  trên đây có thể rút ra mấy kết luận:
- Lâu nay đảng viên được phép đứng ngoài pháp luật và được làm những điều trái pháp luật.
- Lâu nay đảng viên công chức được phép làm những điều trái qui định của pháp luật mà công chức khác không được phép làm.
Có lẽ đảng viên là một tầng lớp đặc quyền đặc lợi đã từng được phép vi phạm pháp luật và đã có nhiều đảng viên vi phạm nên mới phải ra cái Quyết định nói trên để ngăn cấm.
Nghe nói sau khi có các qui định này, nhiều đồng chí đảng viên đã tiếc ngẩn tiếc ngơ, khi chưa có các qui định cấm tại sao  không tranh thủ mà....quậy nhỉ?

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Một báu vật của Thủ đô bị hỏng đêm đại lễ

Báu vật ở đây không phải là các di sản, cũng không phải là những đồ vật "kỷ lục" nhất nhì Đông Nam Á hoặc khu vực mà là một vật rất đỗi bình thường nhưng rất đặc biệt, vô giá. Những con rồng ngọc quí nhất, lá cờ to nhất, chiếc áo dài dài nhất ...có thể làm lại được thậm chí làm to hơn, dài hơn nhưng vật này thì không thể nào có được nữa. Thật đau xót!
Theo tin trên Tuần Việt Nam:
Trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hồ Gươm bị hỏng một vật thể vô giá, đó là cây lộc vừng 9 gốc thuộc hàng đại thụ đẹp nhất, gây ấn tượng và thu hút lòng người Hà Nội và khách thập phương nhiều nhất, là chủ đề để các văn nghệ sĩ sáng tác nhiều nhất.
Đúng là "trăm năm thiêu rụi một ngày".
Xin xem chi tiết: Còn đâu cây lộc vừng 9 gốc bên hồ Gươm?

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Blog bạn: Cuội ơi

Lượm lặt của người khác mang về nhà mình có nhiều cái lợi. Trước hết là học hỏi được những điều hay của bạn bè, lấy đó làm gương để cố cho bằng. Tiếp theo, đây cũng là một cách quảng cáo cho bạn mà mình cũng thơm lây (nếu đó là món ngon). Chỉ có hai điều cần lưu ý: i) chỉ lượm bài vở đăng trên mạng, không lượm .....đồ vật,  ii) phải ghi rõ nguồn trích, nếu không cũng sẽ mang tiếng là .....đạo chích (văn).-Hạt gạo.

Chuyện cũ viết lại

Nhân thấy “tàu” nó bắn tàu vũ chụ “Hằng Nga 2” lên cung trăng em đọc lại tích Hằng Nga - Hậu Nghê và truyện Thằng Cuội… thấy tức anh ách và... mặc cảm.

Tích “tàu” kể rằng Hằng Nga , Hậu Nghệ là tiên trên trời bị đày xuống hạ giới. Hậu Nghệ giỏi bắn cung. Thủa ấy có 10 mặt trời , nóng như thiêu. Hắn bắn tên rơi 9 mặt trời, chỉ còn lại một! Cô vợ xinh Hằng Nga của hắn buồn vì không còn được bất tử như tiên, hắn đi kiếm thuốc trường sinh, được bà Tây Vương Mẫu cho một viên , dặn dò là bẻ hai cho hai vợ chồng uống. Hắn để thuốc ở nhà chưa kịp dùng thì cô nàng táy máy mở hộp nuốt cả viên !

Thế là quá .. dose!

Nàng không những bất tử mà cứ bay cao mãi , cao mãi.. đến cung trăng.

Hắn cáu, dương cung bắn nàng nhưng không ăn thua gì. Thế là hai vợ chồng... ly dị.

Tích “ta” trường sinh và cung trăng thì dân ta đổi .. khang khác.

Thằng Cuội (nổi tiếng nói .. phét), vào rừng đốn củi, bắn chết cọp con. Cọp mẹ tới thấy vậy, bèn tới cây đa gần đó nhai lá mớm cho con, hổ con sống lại. Cuội ta thấy thế biết là cây trường sinh bèn khuân trồng trong vuờn phía đông, và lấy lá đa làm thuốc, Cuội trở thành ông lang mát tay !

Có bụt dặn rằng cây này phải giữ sạch sẽ, không tưới nước bẩn kẻo nó bay lên giời.

Vợ cuội tính đoảng nên Cuội dặn dò... (cái này đậm đà bản sắc dân tộc !) “Có đái thì đái bên tây, dừng đái bên đông cây dông lên giời”. Vợ Cuội tính hay quên... cứ nhè cây mà... tè;.. Cây dông lên trời thật !

Cuội về nhà thấy thế hốt hoảng níu cây lại và Cuội bay tuốt đến mặt giăng. Trước cả anh hùng vũ chụ Phạm Tuân !

So hai truyện em tức.. anh ách. Hậu Nghệ nó dũng mãnh, mặt trời có 10 nó bắn rụng hết 9 ! Hằng Nga bay nhờ năng lượng thuốc trường sinh. Cuội nhà mình... ăn may vào rừng phát hiện cây truờng sinh. Phi thuyền ta... bay nhờ… năng lượng.... nước… tè ! Ô Hô !Nghĩ mà tức !

Thế nhưng tinh thần dân tộc của em liền trỗi dậy... em tưởng tượng ra cảnh Thằng Cuội gặp Hằng Nga thế nào nhỉ ?

Cô nàng hẳn mới đầu chê cái thằng An Nam răng đen, quê mùa và so với lão chồng bắn mặt giời của mình ! Cô chắc phải “chảnh” , mặt sưng mày xỉa với thằng cuội.. “em chả” “em chả” ! Nhưng lửa gần rơm lâu ngày cũng bén !

Tục ngữ tân thời có câu “ Thứ nhất cự ly, thứ nhì chai mặt ”.

Cự ly thì có ai gần nàng bằng Cuội ? Chai mặt thì là.. nghề của cuội ! Kết quả tất nhiên là : Có chê ỏng chê eo thì rút cục cũng phải... ngả vào lòng chú Cuội ! Còn lựa chọn nào khác mà “chảnh” ?

Nhờ thuốc trường sinh mà hai vợ chồng còn sống trẻ và khỏe tới... bây giờ. Vậy thì số phận của họ ngày nay ra sao ?

Cuội là … ông tổ của “ Việt Kiều xa tổ quốc ” !

Cuội về cùng bà vợ chân dài, được nhà nước hoan nghênh nồng hậu. Báo chí đăng tít lớn : “ Brad Cuoi, một người Việt thành đạt ở vũ trụ ”, “Angelina Hang Cuoi, đoạt giải vũ Nghê Thường dải Ngân Hà ! ”.

Cuội vào danh sách Ghi Nét, “top ten nhất” ! Người Việt đầu tiên lên mặt trăng. Người Việt sở hữu cây đa cổ nhất. Người Việt đầu tiên... xa tổ quốc. Người Việt đầu tiên sở hữu hàng triệu mẫu đất trên mặt trăng. Một đại gia địa ốc tầm vóc .. Thái Dưong Hệ ! Người Việt đầu tiên lấy... hoa hậu Trung Quốc (So với Angelina Hang, thì Chương Tử Di, Củng Lợi chỉ đáng làm... A Hoàn !) vv...

Brad Cuội tổ chức thi hoa hậu thế giới ở Nha Trang, Cần Thơ, An Giang vv...

Angelina Cuôi làm MC, biên đạo múa ban vũ nghê thường với 1000 cô gái đẹp như tiên.

Brad Cuội ký kết hợp đồng với Thủ Đô Hà Nội để mở rộng Hà Nội đến cung trăng.

Thị trường địa ốc trở nên nóng như chưa bao giờ !

Quốc hội biểu quyết thông qua dự án tàu cao tốc nối liền Hà Nội - Cung Trăng. Trẻ con có thể đi học, các bà có thể đi chợ.

Angelina Hang Cuoi trưa chạy Show ở Hà Nội, Sài Gòn tối về Lâu Đài ở mặt Trăng !

Sướng quá!

Mỗi dịp trung thu về, trẻ em nghêu ngao hát :

Bóng trăng... trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
Ôm... nàng... Hắng Nga...
Ôm nàng ư ứ... Hắng... ư... Nga !

Trích từ Blog Đoan Hùng

Lượm trên báo: Để lâu câu sai hoá… đúng

Lượm lặt của người khác mang về nhà mình có nhiều cái lợi. Trước hết là học hỏi được những điều hay của bạn bè, lấy đó làm gương để cố cho bằng. Tiếp theo, đây cũng là một cách quảng cáo cho bạn mà mình cũng thơm lây (nếu đó là món ngon). Chỉ có hai điều cần lưu ý: i) chỉ lượm bài vở đăng trên mạng, không lượm .....đồ vật,  ii) phải ghi rõ nguồn trích, nếu không cũng sẽ mang tiếng là .....đạo chích (văn). - Hạt gạo.

SGTT.VN - Nhà ngôn ngữ học người Pháp gốc Thuỵ Sĩ Charles Bally viết: “Ngôn ngữ ngày mai được chuẩn bị trong một loạt những cái sai của ngôn ngữ ngày hôm nay”. Điều này có nghĩa là những cách nói sai hiện nay nếu không phê phán, quyết liệt ngăn cấm kịp thời thì sẽ trở thành những cách nói đúng trong tương lai!

Sai từ thừa chữ...

Ví dụ: cách nói “chiếc đồng hồ mới cứng” hiện nay được coi là đúng. Ấy thế nhưng cách đây 40 năm nó bị coi là sai, vì lúc đó “mới cứng” chỉ dùng cho tiền giấy bạc mới in, còn cứng. Một ví dụ khác: cách nói “Hỗ trợ cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn” hiện nay được coi là bình thường. Trước đây, đó là cách nói sai. Vì hỗ là lẫn nhau, là từ hai phía, hỗ trợ là sự giúp đỡ nhau từ hai phía. Lẽ ra phải nói “trợ giúp/giúp đỡ cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn”.

Ngay từ đầu những cách nói sai mới cứng, hỗ trợ không bị phê phán, uốn nắn nên dần dần được nhiều người dùng, kết cục thành cách nói được xã hội chấp nhận.

Những từ ngữ sai bắt nguồn từ quy định của cơ quan công quyền thì hết cách sửa, vì nó đã thành thuật ngữ của một khái niệm pháp lý. Ví dụ: xe môtô có dung tích xilanh trên 50cm3 thì ngành công an gọi là “xe phân khối lớn”. Mọi người phải chấp nhận thuật ngữ này, dù học trò tiểu học cũng biết rằng không có khái niệm phân khối lớn và phân khối nhỏ. Bây giờ không ai sửa được cái từ ngữ “xe phân khối lớn” vô nghĩa về khái niệm này nữa!

Dùng từ ngữ dư thừa cũng là sai. Chúng ta nêu ở đây một kiểu dư thừa rất hay gặp trong cấu tạo từ ghép có một yếu tố Hán – Việt và nay đã thành “đúng”: cây đại thụ, đường quốc lộ, người nông dân…

Từ Hán – Việt thụ là cây. Thế nên cách nói “Ông là một cây đại thụ trong giới sử học” là dư, nhưng cách nói này hiện nay được coi là đúng. Và đúng tới mức không thể bỏ từ cây. Còn câu “Ông là một đại thụ trong giới sử học” lại bị coi là không bình thường (!). Từ Hán – Việt nông dân là “người lao động sống bằng nghề làm ruộng” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Vậy thì “người nông dân” cũng là dư. Những cách nói dư này đã trở thành bình thường đến nỗi đã đi vào cả thơ văn. Trong bài Viếng bạn, Hoàng Lộc viết: “Hôm qua còn theo anh/ Đi ra đường quốc lộ/ Hôm nay đã chặt cành/ Đắp cho người dưới mộ”.

Vậy là câu dư để lâu cũng thành đúng!

... đến sai cả cụm, cả câu

Có những kiểu câu sai ngữ pháp nay cũng thành đúng. Năm 1975, trong mục Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên báo Nhân Dân, nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Thản với bút danh Vương Thịnh đã viết về một loại lỗi ngữ pháp “Qua thực tế, cho thấy…” Kiểu lỗi này được nhiều nhà ngôn ngữ học tiếp tục thảo luận với tên gọi “sai về trạng ngữ”, nhưng không được xã hội và nhất là các cơ quan truyền thông và công quyền lên án mạnh mẽ nên nó tiếp tục được “duy trì” và nay thành căn bệnh khó chữa. Trên các trang báo, trong các bài viết, xuất hiện không hiếm những câu như “Theo khảo sát mới đây của các nhà nghiên cứu, cho thấy nạn tự tử ở Nhật Bản ngày càng…” (Chào buổi sáng, VTV1, 14.9.2010)

Thành ngữ “Chân đăm đá chân chiêu” nói về dáng đi của người say rượu chân phải đá chân trái. Ngày nay không mấy người biết tiếng Việt cổ: đăm là phải, chiêu là trái như trong tục ngữ “tay chiêu đập niêu không vỡ”. Nhưng từ “chiêu” gần âm với từ “xiêu”, người ta liên tưởng tới hình ảnh người say thì đi xiêu vẹo, lảo đảo. Thế là thành ngữ trên được nhiều người nói thành “chân nam đá chân xiêu”.

Khi một lỗi sai, một lỗi dư thừa nào đó trở nên phổ biến thì chúng ta hãy dè chừng: chúng dễ trở thành những từ đúng trong tương lai. Một kiểu nói sai, nếu để lâu từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà càng về sau thì những người rõ cội nguồn (etymology) của nó càng ít đi nên họ dễ lầm tưởng là đúng.

Phải phát hiện “tế bào lạ”

Những từ ngữ sai nào dễ được chấp nhận? Đó là những từ ngữ sai có điểm tựa là “cơ sở lôgic về nghĩa”, là “từ nguyên dân gian” có vẻ hợp lý.

Chiều 9.7.1995, một nhân viên toà soạn báo nọ hỏi tôi, viết xán lạng hay sáng lạn mới đúng? Tôi cười: “Cả hai, mỗi cách viết đều sai một nửa, đúng một nửa”. Một mặt, do không biết gốc của xán lạn nên nhiều người liên tưởng tới ánh sáng, tới sáng sủa, sáng rực rỡ trên những ngọn núi cao, cuối cùng đã viết xán lạn thành sáng lạn. Mặt khác, ngoại trừ xán lạn, trong tiếng Việt không còn từ nào mà tiếng thứ hai là lạn, trong khi đó từ lạng là một đơn vị trọng lượng thì gặp hàng ngày. Ấy thế là xán lạn thành xán lạng!

Chiều 16.5.1999, trên đài truyền hình Trung ương, nhạc sĩ HK giới thiệu về chèo giảng giải: nếu hát chèo có dở nhưng có tiếng trống đệm hay, thì sẽ cứu vãn được cho ca sĩ, đó là vụng chèo khéo... trống (!). Người Nam bộ có hát chèo đâu mà thành ngữ này vẫn dùng rất phổ biến? Thực ra trong “vụng chèo khéo chống”, hai từ chèo, chống liên quan đến mái chèo và cây sào, nghĩa đen của thành ngữ này nói về chuyện đi lại trên sông nước, còn nghĩa bóng lại là “làm thì dở, kém nhưng lại khéo biện bạch, chống chế”.

Tiếng Việt có cách nói đơn giản “xe cộ đi lại”, “những phương tiện đi lại trên đường”. Nhưng trong chương trình Chào buổi sáng của VTV1 và báo chí nói chung, cách nói này bị thay bằng một cụm từ Hán – Việt dài gấp đôi: “xe cộ tham gia giao thông”, “những phương tiện tham gia giao thông trên đường”. Trong hầu hết các trường hợp, có thể thay “tham gia giao thông” bằng “đi lại”. Cơ quan truyền thông đừng làm tiếng Việt dở đi!

Con đường của một câu sai thành đúng như sau: Một cách nói A lúc đầu bị coi là sai. Do không sửa ngay, dần dần A trở thành cách nói tranh chấp với cách nói B vốn được coi là đúng. Tế bào lạ A này dần dần chiếm ưu thế và đẩy B trở thành cách nói “cổ” ít dùng. Cuối cùng, A hoàn toàn thắng thế và trở thành chuẩn mới.

Một khi những cách dùng sai đã trở thành đúng thì các nhà ngôn ngữ học không thể áp đặt kiểu “nói đúng phải là…”, bởi lúc đó người ta không theo nữa. Dạy con từ thuở còn thơ. Lỗi sai cũng phải được nghiêm khắc phê phán ngay từ lúc chúng mới bơ vơ vào tiếng Việt!

GS.TS Nguyễn Đức Dân (Sài Gòn tiếp thị 20/10/2010)

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

Thấy gì qua siêu bão Megi

 Siêu bão Megi đã tràn qua phía bắc đảo Luzon, đảo lớn nhất của Philippin ngày hôm qua và đang tiếp tục đi vào biển Đông. Đây là một cơn bão rất mạnh có tốc độ gió lớn nhất lên đến 225km/giờ khi đi qua Philippin. Ước tính ban đầu đã có 10 người chết và khoảng hơn 100 ngàn tấn thóc bị thiệt hại. Các Trung tâm khí tượng đều dự báo siêu bão này sẽ đổ bộ vào miền nam Trung Quốc. Mặc dù khi tràn qua đảo Luzon sức gió đã giảm nhưng vẫn còn ổn định với tốc độ gió tới 175km/giờ. Theo dự báo bão sẽ đổ bộ trong khoảng từ Hải Nam đến Hồng Công. Có tới 14 vạn dân ở các tỉnh ven biển phía nam Trung Quốc phải đi sơ tán.
Trên đây là tóm tắt vài nét về siêu bão Megi đang được báo chí nước ta đưa tin và mọi người quan tâm. Tuy nhiên, qua những tin tức trên đây hạt gạo tôi lại thấy có mấy điều đáng lưu ý.
Thứ nhất, phajm vi dự báo bão sẽ đổ bộ quá rộng. Vùng mà bão đổ bộ được dự báo là từ Hải Nam đến Hồng Công có khoảng cách theo đường chim bay tới 600-700 km. Như vậy, có nghĩa là nếu cơn bão này vào nước ta sẽ phải dự báo là bão có khả năng đổ bộ từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng (xem hình). Ở ta có lẽ chưa bao giờ phát tin bão với phạm vi rộng như vậy và mọi người thường muốn biết bão sẽ đổ bộ vào tỉnh nào, tức là so với dự báo ở đây độ chính xác phải tăng lên gấp ....5 lần. Cũng cần lưu ý là nói siêu bão ở đây ngụ ý là bão mạnh chí không phải to gấp đôi, gấp ba các cơn bão  khác.
Thứ hai, mặc dù bão còn ở xa, dự báo là như vậy thực tế cũng chưa biết bão sẽ vào đâu nhưng chính quyền TQ đã huy động hàng chục vạn dân đi sơ tán.
Thứ ba, từ hình vẽ ta thấy các trung tâm dự báo sừng sỏ của Mỹ, Nhật, TQ ....đưa ra các dự báo rất khác nhau, mặc dù mới nhìn thoáng qua tưởng như chúng tương tự nhau. Thực ra hai diểm xa nhau nhất cách nhau đến 700km.
Từ những nhận xét trên có thể rút ra nhiều điều. Trước mắt có thể nêu ra một số kinh nghiệm sơ bộ cho công tác phòng chống bão:
- Việc phòng tránh bão phải làm từ sớm và từ xa, không thể để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
- Các bản tin dự báo bão không cho ta biết chính xác vị trí bão đổ bộ đến từng tỉnh nên để tránh thiệt hại, nếu chúng ta nằm trong vùng bị ảnh hưởng cũng phải coi như sẽ bị bão, phòng ngừa vẫn là chính.
So sánh các dự báo cho cơn bão Megi của các nước đưa ra hiện nay mới thấy chuyện báo chí kêu um lên khi dự báo bão vào Nghệ An nhưng thực tế bão vào Thanh Hoá có gì đấy hơi giống ...... Chí Phèo ăn vạ.

 Dự báo bão Megi của các nước

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Đài RFI cũng viết sai

Trong bản tin có nhan đề  "Cựu Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký kiến nghị dừng khai thác bauxite Tây Nguyên"  trên trang Web của Đài phát thanh Pháp (phần tiếng Việt) ngày 16 tháng 10 năm 2010 có tới hai tên người bị viết sai: Ngô Bảo Châu lại viết thành Lê Bảo Châu, Đặng Hùng Võ viết thành Đặng Vũ Hùng.
Một Đài phát thanh lớn mà lại có những lỗi như vậy thì cũng hơi ...kỳ. Đáng tiếc lỗi này đã làm giảm phần nào giá trị của thông tin trong bài.

Hạt gạo làng ta

Trang này mượn câu thơ của Trần Đăng Khoa. Là hạt gạo nhưng sẽ không câm như thóc mà sẽ lắm lời đấy!