Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Lát lại hè phố Hà Nội - một hành động tham ô





Vỉa hè Hà Nội lại bị cày xới để lát mới

Dù còn khá mới nhưng vỉa hè phố Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Vạn Bảo... đang được xới tung để lát bằng gạch mới. VnExpress.net ghi lại hình ảnh ngày 29/11.

Theo người dân, vỉa hè phố Nguyễn Thái Học mới được lát lại cách đây vài năm bằng gạch block.


 
Tuy nhiên, khoảng 10 ngày nay, gạch trên hè phố này bị bóc lên.
Một công nhân tại đây cho hay: "Gạch còn khá mới nhưng người ta bảo bóc lên để lát gạch khác".
Chiếc xà beng nhọn băm xuống cũng chỉ có thể khiến những viên gạch làm bằng xi măng này sứt góc.
Gạch cũ được xếp lại thành đống, chờ được chuyển đi.
Không có máy đầm, công nhân dùng thước để san phẳng nền...
... trước khi xếp gạch lại.
Có đoạn vỉa hè trên phố này còn được nâng lên chừng 15cm.
Và lớp gạch cũ này sẽ không được bóc đi mà chỉ được phủ cát để lát lượt gạch mới lên trên.
Do vỉa hè bị cày xới nên khách bộ hành phải thong dong dưới lòng đường.

Theo VnExpress

 

Lời bình:

Có thủ đô nào trên thế giới cứ vài ba năm lại lát lại vỉa hè như thế này không? Tại sao người ta cứ liên tục đào bới thủ đô thế này? Đối với một ngôi nhà, thử hỏi có nhà nào vài ba năm lại lát lại nền, thay gạch sân không?

Người ta có thể đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là việc chỉnh trang làm đẹp thủ đô không?

Xin trả lời thẳng: Hoàn toàn không phải. Đâychỉ  là một thủ đoạn tham ô núp dưới chiêu bài lát lại vỉa hè. Không chỉ trên những tuyến phố lớn, ở nhiều phố nhỏ, có nơi vỉa hè chỉ rộng vài gang tay người ta cũng đào bới cậy lên lát lại. Nhiều nơi vỉa hè vốn được  tráng  xi măng phẳng phiu, nay thay bằng gach trở nên gồ ghề. Màu xi hè đang sáng  thay bằng gạch màu nâu tối trông bẩn thỉu. Ấy vậy mà người ta cứ làm, cứ thay.

Nguyên nhân ở đây chính là sự tham ô trong việc lát hè quá dễ. Ai đi đo đếm được diện tích hè. Người ta cứ chọn đoạn hè rộng rồi nhân ra cho cả phố. Còn tại sao lại cứ lát đi lát lại. Điều cũng dễ hiểu. Hồ sơ dự án làm sẵn rồi. Vài năm sau làm lại chỉ việc lấy hồ sơ dự án cũ, thay ngày tháng và tăng giá nguyên vật liệu lên. Vừa ăn không công làm dự án lại đỡ mất công. Cứ thế quay vòng năm này qua năm khác. Hè phố liên tục bị đào bới. Túi tiền của những chủ dự án ngày một to. Bộ mặt thủ đô muôn năm cũ.

Việc lát lại hè phố liên tục như thế này không chỉ là sự lãng phí mà là sự tham ô trắng trợn.



Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Nhà bách khoa toàn thư

Chàng nhìn thấy nàng trong công viên thành phố và đem lòng yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nàng ngồi trên chiếc ghế băng, đang chăm chú đọc một cuốn sách gì đó dày cộp. Điều này khiến chàng ngay lập tức có thiện cảm, bởi chàng chúa ghét những cô gái dễ dãi và trống rỗng. Chàng ngồi xuống bên nàng và làm như vô tình chạm vào khuỷu tay nàng. Nàng bỗng rời mắt khỏi cuốn sách và nhìn chàng.


- Anh không thể hờ hững đi qua, em đẹp lắm! - Chàng thốt lên không một chút khách khí. Nàng mỉm cười đáp lại. Vốn là người có duyên và cởi mở, chàng cũng khiến cho nàng có cảm tình. Nàng kẹp cuốn sách vào nách và họ đi dạo dọc theo con đường công viên trong buổi chiều chạng vạng. Họ sánh vai bên nhau và chàng muốn tâm sự cùng nàng mọi chuyện trên thế gian...
- Em nhìn kìa - Chàng nói và chỉ một ngôi sao sáng vừa xuất hiện trên bầu trời, một ngôi sao thật tuyệt vời!
Nàng ngước nhìn ngôi sao và nói:
- Đó là Tiểu hùng tinh, một ngôi sao có kích thước trung bình, tuổi đời 15 tỷ năm, di chuyển theo hướng Bắc.
Không biết trả lời thế nào, chàng chỉ tay lên một chấm nhỏ đang chuyển động trên bầu trời:
- Kia là gì nhỉ, một ngôi sao băng chăng?
Nàng lại ngước mắt lên bầu trời và nói:
- Đó không phải là ngôi sao mà là máy bay TU-134 do Tupolev chế tạo, công suất của động cơ...số chỗ ngồi... - Nàng đọc các thông số.
Chàng hết sức lúng túng. Và ngay lúc đó có một con chim sà xuống đậu bên đường, ngay trước mặt họ.
- Em nhìn kìa, con chim đẹp quá!
- Đó là chim chìa vôi - Nàng nhìn con chim và nói - Cùng họ với chim sẻ, thân dài từ 16,5 đến 18 cm, đuôi dài, thường xuyên vẫy lên vẫy xuống...Có cả thảy 11 loài ở lục địa á, Âu, châu Phi, Bắc Mỹ. Một loài chim rất có ích, ăn sâu bọ phá hoại mùa màng.
Khó khăn lắm chàng mới đứng vững trên đôi chân của mình.
- Em có ngửi thấy mùi hương gì thật quyến rũ không, kia kìa - Và chàng chỉ tay vào một lùm cây phủ đầy hoa trắng mọc cạnh lối đi.
- Đó là cây hoa nhài, - Thậm chí không cần ngoái đầu về phía lùm cây, nàng vẫn đọc vanh vách - Một loại cây tinh dầu, được ứng dụng trong ngành sản xuất mỹ phẩm, phổ biến ở...
Chàng bước đi lảo đảo và ngã vật xuống đất bất tỉnh. Nàng đứng lặng một giây và sau đó lẩm bẩm:
- 'Bị ngất do não được cung cấp ít máu, gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đôi khi ngất xỉu.... -  Nói rồi nàng quay gót và vội vàng rảo bước
Truyện vui của E. Federov (Nga)Trần Hậu (dịch)

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Thà đừng phản bác còn hơn

Tin Nha Trang-Mũi Né bị tạp chí  National Geographic Traveler xếp hạng tồi đã làm các quan chức Khánh Hòa nổi giận và tổ chức họp báo để phản bác.

Trước khi bàn về các nội dung phản bác, ta hãy xem liệu cuộc họp báo này có cần thiết? Trước hết phải nói rằng trong một thế giới phát triển muôn màu muôn vẻ như hiện nay, có đến hàng trăm ngàn cuộc bình chọn, xếp loại. Hầu như mọi cuộc bình chọn này đều mang tính xã hội do các tổ chức xã hội hoặc cá nhân đứng ra tổ chức. Mỗi cuộc bình chọn có những tiêu chí riêng của người tổ chức. Nói chung chính quyền ở các nước văn minh không quan tâm lắm đến những trò dân dã kiểu này. Cũng như cuộc bình chọn cho các kỳ quan thế giới mới (trong đó có vịnh Hạ Long) của một tổ chức tư nhân nào đó đang được Bộ Thông tin nước ta phát động. Không có một chính quyền ở một nước văn minh nào lại phát động người dân chạy theo cái danh hão của những tổ chức vô danh tiểu tốt kiểu này.

Bây giờ xin bàn đến lý do phản bác của các quan nhà ta.
Lý do phản bác thứ nhất là "UBND thành phố Nha Trang cho rằng, việc ghép chung Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) với Mũi Né (tỉnh Bình Thuận) ở cách nhau hơn 200km để đánh giá là không phù hợp. Bờ biển từ Nha Trang đến Mũi Né thuộc ba tỉnh (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), có nhiều khu du lịch".Lý do này có lẽ  phản ánh với Ban Thi đua của Chính phủ thì đúng hơn. Trong bảng xếp họ ghi rõ ràng là: Việt Nam: Nha Trang đến Mũi Né (Vietnam: Nha Trang to Mui Ne). Như vậy rõ ràng họ coi dải bờ biển từ Nha Trang đến Mũi Né là một. Đáng lý ta phải cám ơn họ vì họ đã nhắc là ta có một dải bờ biển đẹp.Đứng ở tầm quốc gia nếu hiểu được điều này sẽ giúp để qui hoach tổng thể thành một dải bờ biển có tiếng trên thế giới chứ không phải bị chia vụn như hiện nay.

Nếu xem xét kỹ danh sách các địa điểm xếp hạng có thể thấy nhiều nơi khác họ cũng ghép như vậy. Chẳng hạn, cũng ngang hàng với Nha Trang-Mũi Né là toàn bộ dải bờ biển của Li Băng dài trên 200km với gần chục thành phố cũng xếp loại là một địa điểm. Hoặc dải bờ biển tây nam Greenland (Đan Mạch)dài tới gần 1000km với hàng chục thị trấn lớn nhỏ cũng chỉ xếp vào một địa điểm chứ 200km ăn nhằm gì.
Còn việc kể lể những 3 tỉnh chỉ càng chứng tỏ cái nhìn thiển cận. Cảnh quan thiên nhiên vốn không liên quan đến địa giới hành chính. Huống hồ địa giới hành chính nước ta thay đổi luôn xoành xoạch, nay nhập mai tách.

Lý do phản bác thứ hai là:"Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, không thể áp dụng tiêu chí điểm đến càng hoang sơ càng được đánh giá cao, đối với Nha Trang". Đưa ra lý do này chứng tỏ các quan chức ta chưa hiểu được những tiêu chí xếp loại. Chẳng hạn trong ví dụ về dải bờ biển tây nam Greenland nói trên, toàn bộ đảo Greenland rộng tới trên 2 triệu kilômet vuông, nơi được đánh giá tốt chính là nơi cong người đã khai phá nhiều nhất là dải bờ biển tây nam. Phải là nơi có khai thác, phục vụ mới có người đến chứ hoang sơ quá thì ai dám đến. Vấn đề ở đây là làm sao đừng để con người pháo hoại thiên nhiên. Nha Trang đẹp nhưng những chỗ đẹp nhất lại dành cho mấy nhà đầu tư khai thác xây dựng cơ sở kinh doanh thì đúng là hỏng rồi.

Ở các nước văn minh họ rất tôn trọng cảnh quan thiên nhiên. Những công trình do con người xây dựng lên thường chỉ tôn thêm vẻ đẹp tự nhiên.

húng ta thường tự hào về những nơi này nơi nọ trên đất nước ta mà ít khi nghĩ rằng ở nhiều nơi chúng ta đã khai thác quá mức. Khai thác quá mức không phải là ở chỗ quá tải hay không quá tải mà ở chỗ chúng ta đã lấy đi của thiên nhiên nhiều hay ít.

Một mỏm núi, một dải bờ biển, một phế tích còn sót lại ....đều là những thứ cần được xem xét để bảo tồn. Nếu đặt quan điểm kinh doanh thu hút khách lên hàng đầu chúng ta rất dễ quên mất việc bảo vệ cảnh quan. Ở đây cũng phải nói, không phải cứ xây dựng hoành tráng mới thu hút được khách. Điều này phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng nơi. Chăng hạn các công viên quốc gia ở Mỹ họ chỉ giữ gìn và bảo vệ những gì mà thiên nhiên đã có nhưng du khách thì rất đông.

Điều cuối cùng muốn nói là các quan chức Khánh Hòa hãy cân nhắc kỹ trước khi gửi công văn phản bác. Việc xếp hạng này là ý kiến tổng hợp của 340 chuyên gia, phần lớn là những chuyên gia về du lịch bền vững. Khái niệm về du lịch bền vững cần được hiểu cho kỹ. Mặt khác các chuyên gia này là từ nhiều nước trên thế giới. Họ đã đi nhiều nơi, đến nhiều chỗ. Chắc chắn hiểu biết của họ không tồi. Nhiều người trong số họ chắc cũng đã có những ảnh đẹp của Nha Trang nên nhiều năm trước Nha Trang đã được giới thiệu.

Cũng nên nhớ, tạp chí này đã từng giới thiệu hàng trăm vùng đất và nền văn hóa thế giới. Họ cũng đến Việt Nam nhiều lần. Còn làm sao để họ giới thiệu lại là chuyện khác. Ở đây, tất nhiên không có cửa sau, cửa trước.Họ có người đi đến tận nơi quay phim chụp ảnh, phỏng vấn cụ thể người dân chứ không phải ngồi nghe các quan chức giới thiệu. Đây cũng là cách làm việc ta nên học. Vì vậy, trước khi phản bác cần phải hiểu họ và xem lại mình.

Còn nếu phản bác như ý kiến của các quan chức Khánh Hòa nêu ra thì đừng phản bác còn hơn.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Chùm ảnh ấn tượng: Xe nhỏ nhưng chở được rất nhiều

Ở các nước đang phát triển có đông người dân lao động còn phải sống cuộc đời nghèo khó và vất vả. Trong khi vật lộn  để mưu sinh hàng ngày, nhiều khi họ làm được những chuyện khó tin.
Các hình ảnh sau thường thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

 
 






Theo Oddee

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Tại sao bãi biển Nha Trang - Mũi Né bị xếp loại tồi tệ?

Tin bãi biển Nha Trang bị tạp chí National Geographic xếp vào loại tồi nhất năm 2010 mấy ngày qua đã làm dư luận xôn xao. Các quan chức tỉnh Khánh Hoà thì nghi ngờ và cho rằng tạp chí này có những hiểu sai. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy họ có những lý do xác đáng trong chuyện này.
Mặc dù các tiêu chí xếp hạng đã được công bố rõ ràng nhưng nếu là độc giả thường xuyên của National Geographic ta sẽ hiểu kỹ hơn về những tiêu chí này.
Đây là một tạp chí của Hội địa lý Mỹ có bề dày lịch sử hàng trăm năm và có uy tín cao trên thế giới. Người ta có thể thấy tạp chí này được bày bán ở tất cả các sân bay quốc tế lớn cũng như ở các cửa hàng sách ở hàng trăm nước. Ngoài tạp chí, còn có kênh truyền hình riêng cũng phổ biến trên toàn cầu. Các nội dung của National Geographic (cả tập chí và truyền hình) rất phong phú, giới thiệu các vùng đất và các nền văn hoá trên thế giới. Họ rất chú trọng giới thiệu các cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ và kỳ thú, các di tích nổi tiếng. Các nền văn hoá, các tộc người, phong tục tập quán đặc sắc được điều tra rất kỹ để giới thiệu. Mỗi số tạp chí, mỗi bộ phim đều mang lại cảm giác mới mẻ và có sức thu hút rất lớn đối với độc giả hoặc khán giả mặc dù không bao giờ có bóng dáng của chân dài, chân ngắn hoặc sao này, sao nọ.
Trở lại với việc xếp hạng, trước hết phải nói xếp hạng tồi nhất này không phải chỉ riêng cho Nha Trang mà là toàn bộ dải ven biển từ Nha Trang đến Mũi Né. Thật đáng tiếc là dải bờ biển đẹp nhất Việt Nam này đã không được quy hoạch tổng thể mà bị băm nát bởi các khu nghỉ ngơi, biệt thự. Điều tệ hại là việc xây dựng thiếu qui hoạch đã phá hoại toàn bộ cảnh quan thiên nhiên của dải bờ biển đẹp như trong mơ này. Cho nên dễ hiểu là tại sao những năm trước, khi bờ biển còn hoang sơ, nơi đây đã được đánh giá cao. Cái giá trị cao quý ở đây chính là thiên nhiên chứ không phải những gì do con người tạo ra.
Một khách du lịch Pháp đã viết (Tuổi trẻ): “VN trong mắt chúng tôi là vùng đất nhận được nhiều ưu đãi từ thiên nhiên, vì có cả biển xanh lẫn non cao. Dễ gì kiếm được một nơi có bờ biển trải dài khắp cả nước như tại đây và khá nhiều trong số đó được công nhận là đẹp nhất thế giới! Nhiều bạn bè tôi thậm chí không giấu nổi vẻ ganh tị khi nói về điều này.
Vậy tại sao cảm giác của tôi hiện tại là thất vọng, chán nản?
Tôi nghĩ nhiều du khách nước ngoài khác cũng có suy nghĩ tương tự. Hầu như ai cũng biết chuyện số lượng du khách quay trở lại VN rất thấp. Phần nhiều trong số đó thừa nhận đến VN chỉ vì danh tiếng của những bãi biển.
Hầu hết bãi biển VN mà tôi từng đặt chân đến hiện đang bị ô nhiễm và khai thác một cách tràn lan. Có những khu vực người dân xả thẳng rác thải, chất xú uế ra biển, nhiều nhà hàng trên biển không xử lý rác theo yêu cầu, nhiều con kênh, mương bốc mùi kinh khủng được vô tư dẫn ra biển... Dường như mọi người nghĩ rằng biển rộng lớn và trong xanh thế kia thì chắc hẳn số lượng chất thải nhỏ nhoi này đâu ảnh hưởng gì nhiều!”
“Ở Pháp, chúng tôi thường nâng niu những vật thể thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng và vì thế rất nghiêm khắc trong việc bảo tồn chúng. Bạn có thể là khách quý từ nơi xa đến ở tại nhà tôi, nhưng chúng tôi không chắc sẽ để bạn lấy những viên sỏi, những vỏ sò vô giá trị trên bãi biển đem về nhà... Nhiều người cho rằng đó là sự ích kỷ không cần thiết, nhưng chúng tôi lại cho rằng đó là hành động cần thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đã và đang bị tàn phá quá nhiều.” 
Cùng với việc xây dựng tràn lan, ngoài việc mất đi cảnh đẹp tự nhiên, người dân và khách bình thường cũng bị tước mất luôn cơ hội du lịch nơi đây. Không phải mọi người dân và mọi khách du lịch nước ngoài đều có khả năng vào được các khu resort hoặc khách sạn đắt tiền. Nhiều người nước ngoài cũng thích được đến những bãi biển đông người chứ không phải chỉ quẩn quanh trong khu nghỉ ngơi riêng biệt. Ngoài bãi biển Nha Trang, đâu là chỗ công cộng cho mọi người có thể dạo chơi, tăm biển trong suốt dải ven biển đẹp này. Ở các nước văn minh, những vùng bờ biển đẹp nào cũng có những bãi biển công cộng. Đây là sự thể hiện của công bằng và đạo đức của những người có trách nhiệm.
Ở đây cũng phải nói là National Geographic cũng như các phương tiện truyền thông khác họ giới thiệu thiên nhiên và những cái chung mang tính cộng đồng chứ không ai đi quảng cáo hộ cho mấy cái resort. Vì vậy nếu bãi biển Nha Trang-Mũi Né chỉ toàn resort chắc chắn sẽ không chỉ bị tụt hạng mà còn bị mất đi một cơ hội quảng cáo tuyệt vời và miễn phí bởi National Geographic.
Số tiền mà Nhà nước ta bỏ ra để thuê CNN quảng cáo chưa chắc đã hiệu quả bằng những gì mà National Geographic làm nếu họ muốn. Có thể nói được National Geographic để mắt và giới thiệu là một cơ hội may mắn tuyệt vời. Vì quảng cáo trên CNN có thời hạn, còn tạp chí và phim của National Geographic thì lưu giữ mãi mãi và không chỉ giới thiệu một lần..
Như vậy, vấn đề là ở chỗ phải làm những gì để có thể nâng hạng, chứ không phải là nghi ngờ, thắc mắc và định “khiếu nại” như các quan chức Khánh Hoà định làm.
Cũng phải nói, nếu có ý định khiếu nại cũng nên thôi ngay. Vì đây là ý kiến độc lập của 340 chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới chứ đâu có phải của riêng tạp chí. Chắc chắn là những chuyên gia này nhận xét độc lập và khách quan vì họ làm việc này không công, chẳng thiên vị ai. Và tất nhiên cũng không có cái chuyện vận động hậu trường hoặc đi đêm như thường thấy trong các cuộc thi ở xứ ta.  Việc khiếu nại, nếu có làm chỉ phơi bày thêm cái thiếu hiểu biết và sự háo danh vô lối.
Tốt nhất là các quan chức liên quan từ trung ương đến địa phương nên xem xét lại mình để nâng hạng cho bờ biển Nha Trang-Mũi Né. Việc nâng hạng ở đây là phải  bằng những hành động thiết thực chứ không đơn thuần là tuyên truyền vận động như việc bình bầu vô bổ cho vịnh Hạ Long mà ta đang làm.

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

Thời kỳ đen tối ối ối ối

Thời kỳ đen tối ối ối ối
(trích chương I bài học lịch sử lớp 6 năm 2026)
 
Tư Bờ Lau chép lại

Vào thập niên đầu của thế kỷ XXI, các thế lực thù địch âm mưu tăng cường phá hoại nước ta. Địch lặng lẽ tạo nên hàng trăm cái bẫy  tử thần trên đường phố, nơi đông người qua lại. Đó có thể là cái hố khi mới xuất hiện chúng chỉ bằng gang tay nhưng nhanh chóng lớn dần, bên dưới có nước chảy suối reo và hệ thống hàm cá mập sẵn sàng nuốt con người ta gọn lỏn mà không cần cắn phập phập phập. Có có thể là những ổ voi ngụy trang bằng nước tràn lên từ các ống cống, loại nước không bao giờ nhìn xuyên qua được với tầm nhìn một thước không mây và sương mù, hậu quả là nhân dân tưởng cạn sụp vào ngã lăn ra, xe tải đằng sau cán ngọt, chiêu này địch gọi là mượn đao giết người, rất chi là thâm độc.

Với mục đích là gài bẫy cán bộ cốt cán của ta - đầy tớ tâm phúc của dân ta, giết dần giết mòn làm tiêu hao sinh lực cách mệng, các thế lực thù địch những tưởng gặt hái được chiến công hiển hách. Nhưng bọn phá hoại đã lầm kinh khủng, cán bộ ta toàn đi xe hơi xịn, có xe dẫn đường, giả sử có sụp hố tử thần thì cùng lắm chỉ u đầu mẻ trán, không ảnh hưởng tới năng lực điều hành. Chỉ dân thường là lãnh đủ. Tổ chức Quyền dân đen thế giới và Hiệp hội Ghét chiến tranh yêu hòa bình do các nàng hoa hậu thành lập đã lên án bọn địch mạnh mẽ, nói chúng đã gây tội ác không thể dung thứ với người vô tội. Nhưng càng bị chỉ trích, địch càng điên cuồng leo thang phá hoại, chúng kích điện vào buồng máy ATM, chúng giăng dây điện thoại máng vào cổ người đi đường, chúng mở miệng cống để nước cuốn trôi người và xe cộ… Tình báo địch trà trộn trên đường phố và nhận ra sơ hở to lớn của nhân dân ta, đó là phải sống trên đường từng giây từng phút, phải chen chúc ở đó, tối mắt tối mũi ở đó. Nên trong mười năm, thiệt hại tính mạng sức khỏe nhan sắc dân thường vô số kể.

Sở dĩ tình hình nghiêm trọng phức tạp này kéo dài vì nhà nước ta chưa tìm được phương thức hoạt động của bọn phá hoại. Không biết nguyên nhân thì không thể khắc phục. Cũng con đường hôm trước láng o xe chạy bon bon hôm sau bất thình lình xuất hiện bẫy tử thần. Cũng vỉa hè hôm trước trẻ con chạy chơi hôm nay dây điện lòng thòng xẹt nổ như pháo bông, và nắp cống bốc hơi đâu mất. Thủ đoạn của các thế lực thù địch biến hóa bất ngờ, làm các cơ quan nhà nước ta trở tay không kịp. Bọn chúng cũng hèn nhát thua xa Al queda ở chỗ không nhận trách nhiệm về những tội ác mà chúng đã gây ra. Việc này đã làm một bộ phận dân chúng thiếu hiểu biết xôn xao đồn đoán rằng những cái hố tử thần này do ma quỷ hoặc người ngoài hành tinh tạo nên, kết quả là giá chợ đen của mì gói tăng lên gấp đôi. Sợ bẫy rập trên đường, núp trong nhà chỉ có nước ăn mì gói mà sống sót qua thời kỳ đen tối. Ở một số thành phố những doanh nhân khá giả còn mời cả nhà ngoại cảm tới để đoán xem bẫy tử thần sẽ xuất hiện ở chỗ nào, dưới chân hay trên đầu trên cung đường thân chủ hôm nay đi qua.

Bầu không khí xã hội đau thương và hoang mang cùng cực. Trước tình hình ngàn cân treo sợi chỉ đó, chính quyền ta đã nhanh chóng tổ chức hàng trăm cuộc… họp để ứng phó với địch, không để chúng muốn làm gì thì làm.

Các em sẽ được học tiếp bài học Thời kỳ đen tối này vào ngày mai ở chương II : “Nhà nước cách mệnh của dân vì dân bẻ gãy âm mưu thâm độc của địch”.

Blog saurieng

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Năm khối u của xã hội

Với 5 sự kiện được nêu ra trong Phát ngôn và hành động tuần qua ở Tuầnvietnam,  những khía cạnh  xấu xa của xã hội đã được lột tả khá rõ nét. Mặc dù tác giả đã bình luận khá kỹ vẫn muốn tổng kết lại vì đây cũng là bộ mặt xã hội hiện nay. Xin tạm gọi đây là 5 khối u của xã hội:
 

Khối u thứ nhất
Dân ta phải sống trong những điều kiện quá khổ sở: “Sống chung với rác, sống chung với lũ, sống chung với bụi, sống chung với kẹt xe…… sống chung với bùn đỏ” .”Đau khổ nhất là phải sống chung với sự quan liêu, sự vô cảm, sự ích kỷ của những người nhân danh có trách nhiệm” và chính điều đau khổ nhất này lại là nguyên nhân của những nỗi khổ ở trên.
 

Khối u thứ hai
Đồng tiền đang “khiến con người ta giờ đây có thể tự tin và càn rỡ”. Nhờ đồng tiền, những kẻ tự xưng là doanh nhân với những doanh nghiệp có thể "dắt mũi" các cơ quan chức năng để thực hiện những hành động vô văn hoá, thậm chí  táng tận lương tâm mà chuyện chặt cây bồ đề cổ thụ giữa thủ đô chỉ là một ví dụ nhỏ. Những kẻ này đã lấy đi các chợ truyền thống của người dân, định lấy cả đường, cả công viên.
 

Khối u thứ ba
Trí thức ở nước ta hiện có một vị trí khá khiêm tốn ở nước ta. Nội hàm của khái niệm trí thức lại đang có vấn đề. Người ta tôn trọng trí thức không phải do sự cống hiến cho xã hội bằng những công trình khoa học mà bằng cái danh “hão”. Cơ chế phong danh hiện nay là miếng đất mầu mỡ cho trí thức “dỏm” phát triển. Khi trí thức “dỏm” nảy nở tràn lan mới xảy ra hiện tượng “mất đoàn kết nhất là trí thức, rồi mới đến đàn bà!”.
 

Khối u thứ tư
Hiện tượng dùng trẻ con là p

hương tiện kiếm tiền cho người lớn tưởng như chỉ có ở những kẻ vô nhân tính dùng tre con đi ăn xin không ngờ lại xảy ra ở qui mô cấp tỉnh như Nhà mở Đồng Nai thì thật quá đáng. Đúng là “sự biện minh về phía nào cũng rất khó có đựơc sự thông cảm từ xã hội”.

Khối u thứ năm
Gọi văn hoá phong bì cho đỡ ngượng chứ bản chất của nó là hiện tượng hối lộ công khai. Người đưa hối lộ và kẻ nhận hối lộ nhiều khi chẳng cần dấu giếm làm việc này giữa chốn ba quân như một thói thường. Đây quả là một điều tệ hai thực sự. “Bởi nó tạo ra một tệ nạn xã hội còn đáng sợ hơn các tệ nạn xã hội khác. Đó là tôi, anh, chị, chúng ta, chúng tôi, các anh, các chị...đều có thể là kẻ hối lộ, kẻ ăn hối lộ, kẻ ăn tiền. Chúng ta hành nhau, nhưng thực chất là bị ...tiền hành.”



Kết luận
Xin mượn tạm kết luận của bài báo
"Một bộ máy quản lý mà tệ nạn xã hội nằm ngay trong bản thân mình, như một trọng bệnh, thì xã hội đó, quốc gia đó có khỏe được không? Câu hỏi này ai cũng có thể trả lời được.
Nhưng chẩn được bệnh mà không bốc được thuốc. Hoặc có bốc thuốc thì bệnh vẫn không thuyên giảm. Đó chính là cái khó của cải cách hành chính hiện nay, khi cả xã hội chúng ta, đều đang bị bệnh tiền hành.
Tiền không chỉ hành. Có khi nó còn biến thành vũ khí, bắn chết cả sinh mệnh chính trị, cả thanh danh không ít cán bộ."

Nguyên văn bài báo trên Vietnamnet

 

Phát ngôn&Hành động: Tiền hành, người hành rồi lại...tiền hành!

Sự cố bùn đỏ ở Cao Bằng, chuyện xét phong học hàm GS, Phó GS và căn bệnh tiền hành...là chủ đề chính của Phát ngôn và Hành động tuần này gửi tới bạn đọc những suy ngẫm buồn về chữ tiền, chữ tâm, chữ đức của con người gắn với sự phát triển của quốc gia.
Bùn đỏ...tâm có đen?
Chưa kịp tĩnh tâm sau sự cố bùn đỏ bô xít ở Hungary khiến không ít quốc gia bất an, ngày 8-11, SGTT đưa tin "Lũ bùn của TKV ập xuống Cao bằng" khiến xã hội cực kỳ lo ngại. Cơn lũ bùn là do đập chắn nước thải rửa quặng của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng, thuộc Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng (Tập đoàn Than- khoáng sản VN) đã bị vỡ, kéo theo hàng ngàn khối bùn đất từ thượng nguồn đổ xuống.
Cho dù theo các chuyên gia, bùn đỏ ở Cao Bằng là loại bùn đất tuy cũng có màu đỏ, nhưng thuật ngữ chuyên môn gọi là bùn thải đuôi quặng, không độc đến như bùn đỏ do khai thác bô xít. Thế nhưng, hậu quả của nó để lại vẫn hết sức nguy hiểm. Hàng ngàn mét khối bùn tràn ngập nhà cửa và đồng ruộng của dân.
Đem lũ bùn đi đâu và thu gom chúng bằng cách nào, bởi nếu không ô nhiễm chỗ này, thì sẽ ô nhiễm chỗ khác. Ở đâu cũng là người dân phải hứng chịu cả.
Trước chứng cứ "bùn đỏ cũng biết nói năng", xí nghiệp này đã phải thừa nhận, do bờ đập được xây dựng từ năm 2005 nhưng không được gia cố lu lèn cẩn thận nên móng đập đã bị thủng. Tuy nhiên, thông tin khác cho hay, đập bị vỡ do dưới đáy đập có một cống lớn, thực chất là dùng để xả thải trộm mỗi khi có mưa lũ hàng năm. Lượng bùn đất trong đập sẽ theo mưa lũ cuốn ra sông Bằng và con sông này sẽ cuốn đi mọi chứng cứ.
Được biết, xí nghiệp này đã bị xử phạt 70 triệu đồng vì có hành vi xả thải trộm, không phải chỉ 1 lần mà tới 4 lần. Chính quyền biết không? Biết. Nhưng xả trộm vẫn hoàn xả trộm. Như trên đời này thích thú nhất là xả trộm !).  Đến nỗi, tại kỳ họp Quốc hội năm nay, Phó Trưởng đoàn đại biểu QH của tỉnh, ông Triệu Sỹ Lầu phải nói thẳng, để xảy ra lũ bùn, một phần do cơ quan quản lý làm chưa hết trách nhiệm còn doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi nhuận - "sống chết mặc bay, tiền xí nghiệp ông bỏ túi".
Câu chuyện bùn đỏ cuốn ra sông Bằng, khiến mọi người nhớ ngay đến vụ ô nhiễm sông Thị Vải (Đồng Nai) do Công ty Vedan xả trộm nước thải công nghiệp, đã từng làm bừng bừng phẫn nộ cả xã hội. Nhưng Vedan là công ty xứ người, có thể khác máu tanh lòng, vì lợi nhuận bất chấp sức khỏe, sinh mệnh người dân Việt. Còn đây, xí nghiệp Việt, tập đoàn Việt, người cũng người Việt máu đỏ da vàng, mà sao lại bất chấp cả sinh mệnh, sức khỏe lẫn cuộc sống vốn nghèo khó của người dân?
Bùn thì đỏ, máu cũng đỏ mà tâm lại đen, còn nước mắt khổ đau của người dân thì mặn đắng.
Nghĩ trộm - chứ không phải xả trộm đâu nhá - nếu nay mai, 2 nhà máy khai thác bô xít ở Tây Nguyên hoạt động, và với cung cách "cơ quan quản lý làm chưa hết trách nhiệm còn doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi nhuận" thì sẽ ra sao nhỉ? Chả dám nghĩ tiếp...
Người Việt mình giống mọi dân tộc văn minh trên thế giới là chỉ sống với người mình yêu thương - một vợ một chồng. Đó là luật định.
Nhưng khác với các dân tộc văn minh khác, người Việt mình phải sống chung với nhiều thứ quá, toàn những thứ đáng sợ, đáng ghét: Sống chung với rác, sống chung với lũ, sống chung với bụi, sống chung với kẹt xe, và nay, sống chung với bùn đỏ.
Và đáng sợ nhất, đau khổ nhất là phải sống chung với sự quan liêu, sự vô cảm, sự ích kỷ của những người nhân danh có trách nhiệm.
Hay những thứ chung đó đã thành đặc thù riêng xã hội này?
Thế thì người dân biết trách ai đây? Hay chỉ biết trách phận?

"Sát thủ" giữa Thủ đô
Những tưởng câu chuyện con đường 19-12 (Hà Nội), sau những tranh cãi quyết liệt vì lợi ích kinh doanh đã lắng xuống và yên ả, bỗng có một ngày, lại bùng lên một câu chuyện đáng phẫn nộ: Cây bồ đề vô tội trăm tuổi, vốn đứng cạnh bức tường của Công ty TNHH Thủ đô II, tại con đường này bỗng bị bứng đi không lý do.
Không biết có phải cây xanh vốn không biết nói mà người ta cho sống được sống, cho chết được chết không? Nhầm. Ở nhiều quốc gia, việc quản lý cây xanh chặt chẽ đến mức, mỗi cây xanh đều được đánh số - con người có số, thì cây xanh cũng có số. Cây xanh không biết nói, nhưng những quy định nói lời của pháp luật: Muốn bứng cây phải có đơn xin phép, có đầy đủ thủ tục theo luật định.
Còn ở ta thì sao?
Sau những ồn ào tốn biết bao bút mực báo chí, các cơ quan chức năng vào cuộc mới phát hiện, thủ phạm vụ "sát thủ' ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật này, giữa ngay con đường tâm linh, nơi từng chôn biết bao chiến sĩ cách mạng và người dân vô tội trong cuộc kháng chiến chống Pháp, vẫn là Công ty TNHH  Thủ đô II.
Không hiểu cụ bồ đề trăm tuổi hiền hậu, lặng lẽ đứng nơi này đắc tội gì mà bị họ thâm thù đến độ xâm hại nặng nề, cưa chặt đến không còn một cái lá nào, rồi mang đến một bãi đất tận phường Tứ Liên (Tây Hồ) vứt lăn lóc cho hả. Cũng không hiểu vì sao một cái cây cổ thụ to đến thế, mà ngang nhiên bị bứng, qua mặt chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng quản lý về môi trường đô thị. Người nào, cơ quan nào, đơn vị nào đã nối giáo cho công ty để họ dám làm một việc to gan đến thế?

"Ai đứng sau vụ bứng trộm cây bồ đề cổ thụ?" là câu hỏi gay gắt của người dân Hà Nội được tải trên báo Dân trí, ngày 5-11 mới đây. Có những người dân đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy cây bồ đề, được phát hiện, nay chỉ là khúc gỗ bị bầm dập đến xơ xác. Công ty TNHH Thủ đô II thản nhiên chặt cây và ngang nhiên chém luôn pháp luật.
Đáng chú ý, trong buổi làm việc với các cơ quan chức năng, đại diện Công ty cây xanh và Thanh tra hạ tầng kỹ thuật đô thị đều khẳng định, sẽ đưa cây về Vườn ươm Cầu Diễn để chăm sóc một thời gian trước khi mang trồng lại tại chợ 19-12. Khi xe cẩu và xe tải đã sẵn sàng, đột ngột địa điểm cây đến được thay đổi, đó là trở về chợ 19-12.
Việc bất ngờ thay đổi địa điểm chăm sóc cây khiến nhiều người ngay lập tức  nghi ngờ- thời buổi này là thời buổi hoài nghi lên ngôi: Cây bồ đề đang cần cấp cứu trong môi trường Vườn ươm mới có thể sống được, tại sao lại chuyển về vị trí cũ. Phải chăng, người ta muốn trồng lại chỗ cũ để cây chết rồi nhổ đi một cách dễ dàng hơn?
Và kiến nghị, nếu cây chết, Công ty TNHH Thủ đô II, và những ai ai, đơn vị nào đứng sau vụ này, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật!
Đương nhiên. Đó là kiến nghị của lòng dân. Chứ không thể chỉ có chuyện phạt tiền 12,5 triệu như công ty này đã ký nộp khi vụ việc bị phát hiện.
Bởi câu chuyện bức tử một cây bồ đề hơn trăm tuổi đâu phải nhỏ. Nó cho thấy sự ích kỉ trước lợi ích riêng, trước đồng tiền đã khiến con người ta giờ đây có thể tự tin và càn rỡ - xin lỗi phải dùng cụm từ này - "dắt mũi" các cơ quan chức năng.
Nhưng nó cũng là vết đen trong lý lịch hoạt động doanh thương. Thương trường là chiến trường. Làm ăn với một doanh nghiệp đang tâm sát hại cả một cái cây vô tội - một hành động rất phi văn hóa - thì đối tác nào cũng sẽ phải cẩn thận, nếu không muốn có số phận... bồ đề!
Người hành...
Ngày 28-10, ViêtNamNet đăng bài viết "Einstein xin phong GS ở Việt Nam cũng trượt!", nói về một thực trạng kín đáo - tưởng như rất công bằng, khách quan trong việc bầu bán học hàm GS, Phó GS- nhưng thực chất lại có những sự hiềm tị, nhỏ nhen, được sử dụng theo chiến thuật ném đá giấu tay trong các hội đồng xét duyệt của các thành viên mũ cao áo dài đáng kính. Đến mức người viết - một bậc nam nhi muốn cười mà khóe mắt lại cay cay(!)
Theo tác giả, nền khoa học và giáo dục của nước ta hiện nay đang yếu kém, thực chất, chúng ta vẫn thiếu nhiều những người trình độ cao, có học hàm GS, PGS.
Còn những con số trăm, số ngàn GS, PGS lại nói lên một vấn đề khác, dù tiêu chuẩn đề ra để xét phong có vẻ cao (nào là ngoại ngữ, công trình khoa học, nào là các tiêu chuẩn về đạo đức, chính trị...), cho đến quy chế, quy trình xét duyệt, kiểm tra, bỏ phiếu kín xem ra cũng rất chặt chẽ và nghiêm túc.

Ấy thế mà có những GS, PGS trình độ rất đáng nghi ngờ, rõ nhất là ngoại ngữ. Ngược lại, có một số người rất giỏi, thực sự có uy tín khoa học nhưng lại không được phong GS, PGS.
Như vậy vấn đề nằm ở đâu? Hay nó nằm kín đáo ở chỗ các thành viên của những Hội đồng xét duyệt đang ngồi?
Thực tế, cũng có những GS, PGS đã phải đỏ mặt thú nhận buộc phải đến nhà vị nọ, vị kia, để chạy vạy, thấp thỏm như học trò đi thi. Mà đối với những người trí thức có nhân cách, điều đó có gì đau đớn lắm, tổn thương lắm. Bởi học hàm GS, Phó GS vẫn là một tiêu chí liên quan mật thiết đến công việc giảng dạy, nhất là nghiên cứu khoa học của họ.
Hiện tượng đó thật ra không lạ. Bởi tại "cái nước Việt mình nó thế" (GS Hoàng Ngọc Hiến).
Nhưng lạ nhất là sự đóng kịch khi màn bỏ phiếu kết thúc. Có những thành viên Hội đồng còn trở thành kịch sĩ hoàn hảo khi một ứng viên xứng đáng được phong hàm GS, có uy tín hơn hẳn một vài thành viên Hội đồng xét duyệt, nhưng 2 năm liền đều bị đánh trượt. Các bác kêu lên, đầy ngạc nhiên: "Ơ, tại sao lại thế nhỉ?!".
Đến lượt xã hội phải ngạc nhiên, kêu lên với các bác: "Ơ, tại sao lại thế nhỉ?".
Vì các bác là trí thức có tên tuổi, có địa vị, mũ cao áo dài, và thường hay nói về những cái cao sang, những cái lớn lao, nhưng lại hành xử với nhau hơi nhiều tiểu xảo. Cái lá phiếu bầu bán nhiều hội đồng đã không còn mang ý nghĩa tiêu chí và uy tín khoa học, mà nó lại tùy thuộc vào sự yêu ghét, hiềm tị, thậm chí xấu chơi giữa cá nhân với cá nhân, giữa ngừơi có thẩm quyền với người xin xét duyệt.
Người viết bài này, xin được trích lại câu đã viết trong một bài báo trước đây rằng, ở ta, mất đoàn kết nhất là trí thức, rồi mới đến đàn bà! (trong trường hợp này, hàm chứa ý nghĩa giữa các trí thức với nhau không muốn ai hơn mình, hoặc được như mình).
Một đất nước phát triển mạnh hay yếu tùy thuộc vào sự vượng hay suy của kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục...vào các giá trị tinh hoa của đất nước đó. Các giá trị tinh hoa do chính tầng lớp trí thức góp phần không nhỏ. Thế nhưng nếu đến "Einstein xin phong GS ở Việt Nam cũng trượt" thì mới hiểu vì sao người Việt thông minh, nhưng nước Việt lại chậm lớn.

Người với người, sống để yêu nhau, như một nhà thơ đã viết hay người với người sống để hành nhau?
Người lớn đã hành nhau, đến lượt trẻ nhỏ cũng bị hành. Hơn nữa, còn bị hành dã man và thô bạo.
Nói điều đó để nhắc lại vụ việc làm chấn thương tâm lý xã hội, chấn thương sâu sắc tâm lý các bậc cha mẹ. Đó là câu chuyện cô giáo Trần Thị Xuân Nữ (t/p Hồ Chí Minh) phạt bé Lê Quang Vinh, mới 4 tuổi, nhốt vào thang máy chở hàng chạy lên chạy xuống, khi bé nghịch ngợm không chịu ăn, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khiến xã hội hết sức phẫn nộ. Nhất là khi nhìn thấy hình ảnh bé Vinh băng bó, thương tích chi chít khắp người
Trước đó là nhiều vụ việc khác: Bảo mẫu Lê Vy dán băng keo vào miệng cháu bé Bảo Trân mới 2 tuổi khiến bé đã không sống được; bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa, đánh đập trẻ dã man, phải chịu án tù....Cả xã hội cứ sững sờ, run rẩy và phẫn nộ hết vụ việc này đến vụ việc khác về các bảo mẫu - những bà mẹ bất nhân- mà nạn nhân là những đứa bé, đến đi ị, đi tè còn chưa biết tự thân.
Vì sao, những cô bảo mẫu, cô giáo mầm non, biểu tượng của phái yếu, phái đẹp, biểu tượng của sự dịu dàng và lòng nhân lại có thể có những hành vi tàn nhẫn không thể hiểu nổi.
Chuyện cô mẫu giáo Trần Thị Xuân Nữ còn chưa rõ phần kết, thì mới đây, một vụ việc khác lại vỡ ra, lại tiếp tục làm đau lòng xã hội: 4 em bé trai ở Nhà mở thuộc Tỉnh đoàn Đồng Nai tuổi mới lên 4,5,6 và 13, liên tục bị đánh đập tàn nhẫn, dã man đã phải bỏ trốn, khắp người đầy thương tích. Các em sống thiếu thốn đã đành. Các em còn không tìm thấy cả sự nương tựa cho chính tâm hồn bất hạnh của một đứa bé trong cái gọi là Nhà mở đó, cái nhà mà nhà văn Nguyễn Quang Lập đã phải đặt câu hỏi: Nhà mở hay Địa ngục?
Có rất nhiều lý giải: Vì tiền lương thấp, vì lao động nuôi dạy trẻ khó nhọc, vì những áp lực đời sống, vì trẻ nhỏ vốn hiếu động, nghịch ngợm, khó bảo...Tất cả đều đúng. Nhưng theo người viết bài này, có một nguyên nhân rất căn bản. Đó là con người trong cuộc sống hiện đại này, trước những bất công xã hội, trước những xô bồ hỗn tạp, những thay đổi, xáo trộn các thang bậc giá trị đến bất an, dường như họ càng trở nên vừa trục lợi vừa vô cảm.
Người lớn trục lợi bằng những đứa trẻ, nhưng lại vô cảm với chúng. Đó mới là điều táng tận. Đến lượt những đứa trẻ, còn bé thơ đã phải sống chung với sự vô cảm, sự táng tận của các chú, các cô, các bác...Lớn lên, làm sao chúng thành người biết đau nỗi đau của người khác đây?
Với một cô giáo trẻ, có tuổi nghề 10 năm như cô Trần Thị Xuân Nữ, đó là thất bại đau đớn đầu tiên trong đời dạy học. Với các cán bộ Nhà mở Đồng Nai, sự biện minh về phía nào cũng rất khó có đựơc sự thông cảm từ xã hội. Vụ việc còn đang tiếp tục được các cơ quan chức năng vào cuộc. Nhưng những bi kịch của các em bé, chính là nỗi buồn bi thảm của ngành giáo dục, của xã hội, của lương tâm mỗi người lớn chúng ta.
...Và tiền hành
Nổi lên trong tuần qua, là chủ đề cải cách hành chính được thảo luận tại nghị trường Quốc hội. Chủ trương này được tung ra 10 năm rồi, nhưng triển khai thực sự mới được 2 năm. Cái kết quả khá hẻo đó cho thấy vật cản thầm lặng của cuộc cải cách này không nhỏ tí nào. Vì hình như, nó nằm ở lòng người, chứ không thuần túy là ở cơ chế.
Ngày 14- 10 mới đây, trong bài viết "Cứ lót tay, việc mới chạy" VietNamNet đưa tin kết quả ban đầu của khảo sát trực tuyến về cải cách hành chính do UNDP phối hợp với VietNamNet thực hiện cho thấy, gần 70% người dân (của gần 1500 người ở 63 tỉnh, thành phố cả nước tham gia) đã trả lời rằng họ phải đưa thêm tiền mới giải quyết được công việc liên quan đến thủ tục hành chính.

Một người dân ở Long An cho rằng bí quyết thành công để giải quyết công việc của mình là "xin số điện thoại của cán bộ để có cớ gặp riêng, giấy tờ kiểu gì cũng sai, nếu không có phong bì nằm gọn trong hồ sơ".
Nhưng đôi khi, phong bì rồi mà vẫn chưa xong việc.
Một người dân khác cho biết: "Mỗi lần đến lại phát sinh thêm chuyện thiếu giấy tờ. Sau khi đưa thêm phong bì thì được nhận hồ sơ và hẹn tuần sau sẽ gọi lại. Nhưng đợi tuần sau gọi lại thì hẹn sẽ kiểm tra lại hồ sơ...".
Không hẹn mà gặp, tại kỳ họp QH, ý kiến của nhiều đại biểu đã phải nói thẳng, nếu "rải phong bì, công chức đến tận nhà phục vụ".
Nói phong bì, thực chất là nói đến tiền.
Dân gian hiện đại đã có một bài tổng kết chí lý một thời người Hà Nội rất thích đọc, như đồng dao: "Tiền là Tiên là Phật/ là sức bật tuổi trẻ/ là sức khỏe tuổi già/ là đà cho danh vọng/ là lọng của nịnh thần/ là cán cân công lý. Tiền là hết ý" .
Còn với cái thực trạng hành chính hiện nay của xã hội, thì tiền được gọi là chất bôi trơn. Bôi trơn, làm công việc của cá nhân con người có thể chạy nhanh hơn. Nhưng lạ thay, chất bôi trơn ấy làm tê liệt sự văn minh một bộ máy, làm mất niềm tin của người dân vào một thể chế quản lý xã hội. Bởi nó tạo ra một tệ nạn xã hội còn đáng sợ hơn các tệ nạn xã hội khác. Đó là tôi, anh, chị, chúng ta, chúng tôi, các anh, các chị...đều có thể là kẻ hối lộ, kẻ ăn hối lộ, kẻ ăn tiền. Chúng ta hành nhau, nhưng thực chất là bị ...tiền hành.
Một bộ máy quản lý mà tệ nạn xã hội nằm ngay trong bản thân mình, như một trọng bệnh, thì xã hội đó, quốc gia đó có khỏe được không? Câu hỏi này ai cũng có thể trả lời được.
Nhưng chẩn được bệnh mà không bốc được thuốc. Hoặc có bốc thuốc thì bệnh vẫn không thuyên giảm. Đó chính là cái khó của cải cách hành chính hiện nay, khi cả xã hội chúng ta, đều đang bị bệnh tiền hành.
Tiền không chỉ hành. Có khi nó còn biến thành vũ khí, bắn chết cả sinh mệnh chính trị, cả thanh danh không ít cán bộ. Vụ PMU 18, vụ Năm Cam, vụ Huỳnh Ngọc Sĩ đó, và còn những vụ nào chưa bị lộ?
Nhiều ý kiến đại biểu QH cho rằng phải ưu tiên cải cách tiền lương cho đội ngũ cán bộ làm việc ở các cơ quan dính dáng thủ tục hành chính. Đúng, nhưng chưa đủ.
Căn bệnh tiền hành này cần một thang thuốc tổng thể hơn thế. Đó là phải tách những dịch vụ công hiện nay đang do cơ quan nhà nước cung ứng, chuyển sang cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ đảm nhiệm.
Không thể thiếu những giải pháp khác liên quan đến công nghệ như cơ chế một cửa, triển khai các ứng dụng về công nghệ thông tin...
Nhưng vấn đề là lòng người.
Chợt nhớ đến một thông tin mới đấy nhất liên quan đến HDI- chỉ số phát triển con người, nói nôm na là chất lượng cuộc sống của một quốc gia. Thông tin cho biết Việt Nam đứng thứ 113 về chỉ số phát triển con người - mức xếp hạng trung bình và không cải thiện so với năm trước. Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) đặt câu hỏi về sự dẫm chân này. Trong khi Lào, một quốc gia láng giềng, lọt vào danh sách các nước tiến bộ nhất.
Cả xã hội mắc bệnh tiền hành, mà chỉ số HDI vẫn không tiến bộ. Liệu điều đó có đáng để ta động lòng suy ngẫm không?








Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Lịch sử đâu phải thích bẻ cong, uốn thẳng là được!

Dương Danh Dy
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy có đôi lời nói lại với TS Vương Hàn Lĩnh, từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh) quanh những nội dung trao đổi của vị TS này về vấn đề Biển Đông trên Tuần Việt Nam.

Thuộc quốc?
... Bỏ qua thái độ kì quặc khi một học giả dự hội thảo về vấn đề đa phương gồm đại biểu nhiều phía mà lại cứ khăng khăng đòi giải quyết vấn đề bằng song phương; cũng bỏ qua việc "lý sự" này nọ rồi tiến tới đe doạ thiên hạ: "...anh sẽ gặp rắc rối trong tương lai...Tôi nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực thậm chí chiến tranh", người viết chỉ trao đổi thêm với vị tiến sĩ đôi điều về lịch sử.
Không biết ngài tiến sĩ nghĩ gì và dựa vào đâu mà dám cao giọng nhắc: "Nên nhớ rằng cho đến năm 1885 Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc"?
Vẫn biết với tấm bằng tiến sĩ luật, lịch sử không phải là chuyên sâu của ngài, nhưng cái cách "phán bừa" như vậy chỉ có mấy lý do: một là quá dốt, học không vào; hai là đầu óc bá quyền quá nặng nên cứ hoang tưởng là như vậy.
Người Việt Nam chưa bao giờ phủ nhận đã từng là châu quận của thiên triều Trung Quốc trong gần một ngàn năm cũng như sau khi giành được nền độc lập tự chủ cũng đã bị thiên triều cử đại binh sang đô hộ vài lần, lâu nhất là thời Minh - khoảng 20 năm.
Qua mấy người quen, tôi biết được một chi tiết nhỏ về nhân vật: đó là ngưòi đã trải qua thời thơ ấu ở một địa phưong sát với đưòng biên giới Việt Nam, và từ đó tôi suy ra, có thể vị tiến sĩ này không phải là người phương bắc, không phải là ngưòi Hán, ngưòi nếu mà bộ tộc của vị tiến sĩ này cũng anh hùng, khôn ngoan như dân tộc Việt Nam, thì chưa biết chừng đã không trở thành một khu tự trị của Trung Quốc ngày nay. Trong tiếp xúc với ngưòi Trung Quốc nói chung tôi cảm nhận được một điều là mấy ngưòi không thuộc giòng chính thống đó thưòng để lộ hai thái cực, một là không ưa thích, coi thuờng phương bắc; hai là ra sức lên gân chứng tỏ mình còn đại Hán hơn đại Hán thật. Vị tiến sĩ này xem ra thuộc loại hai. Đáng thưong thay!
Tuy nhiên, ngài đừng chỉ nhìn cái bề ngoài mà ảo tưởng này nọ. Sử sách Trung Quốc các ngài tuy biết không hề có sự thực thần phục của vua chúa Việt Nam mà vẫn đành ghi chép vậy thôi. Suy cho cùng, đó cũng là một cách "thắng lợi tinh thần" của AQ.
Dù có 3 lần đánh bại "ông" trên sông Bạch Đằng, dù Thoát Hoan có phải chui vào ống đồng chạy trốn, dù có chém chết Liễu Thăng nhưng sau đó "xứ Nam" vẫn phải cúng người vàng.... Dù quân Tôn Sĩ Nghị thua chạy tan tác, nhưng hoàng đế xứ Nam (dù xứ ngài cũng biết là giả) vẫn phải sang cống hoàng đế xứ ngài...
Và để sống yên ổn bên cạnh anh hàng xóm lớn, khoẻ, tham, thâm hiểm, các thế hệ Việt Nam đã tìm ra cách chung sống hiệu quả với lão láng giềng ấy bằng cách ứng xử “trong đế ngoài vưong” nghĩa là bên ngoài vẫn phải cầu phong, xưng thần với thiên tử Trung Quốc, nhưng bên trong thì đưòng hoàng là hoàng đế Việt Nam, “thênh thang riêng một biên thuỳ, thiếu gì cô quả thiếu gì bá vương” Xin mấy ông “tuớng con nhà trời” đừng tuởng bở khi nhìn cái bề ngoài mà những nhà chép sử Trung Quốc tuy biết không hề có sự thực sự thần phục của vua chúa Việt Nam mà vẫn đành phải ghi bừa, bởi vì đó cũng là một cách “thắng lợi tinh thần” của A Q. Những hoang tuởng: “Dù chúng mày có 3 lần đánh bại ông trên sông Bạch Đằng, dù Thoát Hoan của chúng ông có phải chui vào ống đồng chạy trốn, dù chúng mày có chém chết Liễu Thăng… thì sau đó chúng mày vẫn phải cầu phong, vẫn phải cống ngưòi vàng, dù đại quân của Tôn Sĩ Nghị chúng tao bị đánh cho thua chạy tan tác, nhưng hoàng đế chúng mày (dù chúng ông cũng biết là giả đấy) vẫn phải sang cống hoàng đế chúng tao…” trong sử sách Trung Quốc nhiều lắm, ở đây chỉ xin nhắc lại một vài ví dụ để ngài tiến sĩ tỉnh ngộ! Hãy về học lại lịch sử đi.
Thực thi chủ quyền và quyền tài phán với Biển Đông vài nghìn năm?
Cũng trong vấn đề lịch sử, ngài còn nói: "Bởi vì chính phủ Trung Quốc cho rằng tất cả những quần đảo nằm trong đường chữ U chín đoạn (đường lưõi bò) là thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ cách đây hơn hai ngàn năm".
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy.
 
Xin phép được bổ sung: từ đời Tiền Hán như Bộ Ngoại giao nước ngài đã nói.
Để trả lời ý tưởng đó, mong ngài dành chút thì giờ đọc đoạn văn dưới đây: "Chúng ta đã nghe quen luận điệu của nhà cầm quyền Trung Quốc rằng họ phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ các đời Đường, Tống, Minh, Thanh. Tuy nhiên gần đây, họ lại tiến thêm một bước dài nữa về thời gian "phát hiện" ra hai quần đảo này.
Ngày 24 tháng 7 năm 2010, mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa tin:
"Trung Quốc là nước phát hiện và đặt tên sớm nhất, kinh doanh khai thác sớm nhất và quản lý sớm nhất quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa)" (ở đây họ không đề cập tới quần đảo Hoàng Sa vì coi đó đã là lãnh thổ của họ).
中国是历史上最早发现并命名、最早开发经营和最早管辖南沙群岛的国家
Họ viết như sau: "Nhân dân Trung Quốc phát hiện sớm nhất các đảo Nam Hải (tức Biển Đông) có thể truy ngược lên triều Hán. "Dị vật chí" của Dương Phù, Đông Hán có ghi "những mỏm nhô cao ở Trương Hải, (khi) nước cạn có nhiều đá nam châm". "Trương Hải" ở đây là tên gọi của nhân dân Trung Quốc đương thời đối với Nam Hải. "Mỏm nhô cao" là tên gọi đương thời các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát, bãi trong quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa).
"Phù Nam truyện" của Khang Thái, tướng lĩnh Đông Ngô, Tam Quốc không chỉ đề cập tới quần đảo Nam Sa mà còn miêu tả hình dạng: "trong Trương Hải, đến đảo san hô, đáy (nền) đảo có Bàn cổ, san hô sống ở trên đó"..."
中 国人民对南海诸岛的最早发现可以上溯到汉朝。东汉杨孚《异物志》有"涨海崎头,水浅而多磁石"的记载。这里的"涨海"是当时中国人民对南海的 称呼,"崎头"则是当时对包括西沙群岛和南沙群岛在内的南海诸岛的岛、礁、沙、滩的称呼。 三国东吴将领康泰所著《扶南传》不仅提到了南沙群岛,而且对其 形态描述道:"涨海中,到珊瑚洲,洲底有盘古,珊瑚生其上也"
Tra cứu trên mạng tiếng Trung Quốc được biết (trích giới thiệu theo nguyên văn): Dương Phù (năm sinh còn đợi khảo chứng) tự Hiếu Nguyên, người Phan Ngu quận Nam Hải thời Đông Hán (nay là người quận Chu Hải thành phố Quảng Châu). Học giả Hán Nghị Lang. Ngay từ nhỏ đã ra sức học tập kinh sử, trình độ nghiên cứu cực sâu. Năm 77 sau công nguyên vì tham gia và được chọn vào "đối sách hiền lương" do triều đình tổ chức nên được phong là nghị lang trở thành cận thần của hoàng đế... Những lúc rỗi rãi không tham dự chính sự đã chăm chỉ theo đuổi việc học, rất có thành tựu về học thuật, trong đó có cuốn "Nam duệ dị vật chí", ghi chép tỉ mỉ sản vật và phong tục của Lĩnh nam cổ đại, là một tài liệu lịch sử quí báu ít có..
"Dị vật chí" được viết thành sách đầu thế kỷ 2 sau công nguyên... Đáng tiếc là đến đời Tống thì thất lạc... Cuối đời Thanh, Tăng Kiếm người Nam Hải, từ các cuốn "Tề dân cầu thuật", "Sơ học ký", "Thái bình ngự giám" đã biên tập thành "Dị vật chí" gồm hai quyển, lưu truyền đến bây giờ."
... Ngô, Hoàng Vũ năm thứ năm (năm 226 công nguyên) chính quyền Ngô cử Chu Ứng, Tùng sự Tuyên Hóa và Trung lang Khang Thái đi sứ các nước ngoài. Sau khi trở về Khang Thái chọn viết "Truyện nước ngoài thời Ngô" còn có tên là "Phù Nam truyện", cuốn sách này đã thất lạc, nhưng một số nội dung do được các sách như "Thủy Kinh Chú"* và "Thái bình ngự lãm"* ghi chép lại nên bảo tồn được câu đã dẫn trên: "trong Trương Hải đến đảo san hô, đáy (nền) đảo có đá, san hô sống ở trên đó")
杨 孚(生卒年待考),字孝元,东汉时南海郡番禺人(今广州市海珠区人)。汉议郎学者。 他早杨年致力攻读经史,钻研颇深。 公元77年,以参加朝廷主办的"贤良对策"入选而获授为议郎,成为参与议政的皇帝近臣....杨在参预政事之余,勤奋治学,在学术方面也颇有成就,著有南 海郡人第一部学术著作也是我国第一部地区性的物产专著-《南裔异物志》。该书详细记载了古代岭南物产及风俗,是一份不可多得的珍贵史料
《异物志》成书于公元2世纪初....杨孚的《异物志》很可惜在宋代散佚...后清代南海人曾钊从《齐民要术》、《初学记》、《太平御览》诸书中辑录成两卷本《异物志》,流传至今。
......, 吴黄武五年(公元226年),吴政权曾派遣宣化从事朱应、中郎康泰出使海外各国。康泰归来后撰写了《吴时外国传》,又名《扶南传》, 此书已佚, 但一些内容因《水经注》和《太平御览》等书的引録而保存了下来。康泰在《扶南传》中说:"涨海中,到珊瑚洲,洲底有盘石,珊瑚生其上也。"
Qua đoạn văn trích dẫn trên chúng ta có thể thấy mấy điểm rất đáng lưu ý sau:
- Cuốn "Dị vật chí" chỉ ghi chép tỉ mỉ sản vật và phong tục của Lĩnh nam cổ đại, chứ không hề có câu ghi chép về "Trương Hải, là tên gọi của nhân dân Trung Quốc thời đó đối với Nam Hải còn "mỏm nhô cao" là chỉ các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát , bãi .." như mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã dẫn.
- Câu "Đáng tiếc là đến đời Tống thì thất lạc và câu "cuối đời Thanh..." cuốn sách đã được biên tập lại, cho thấy rõ là đoạn văn nói trên của Bộ Ngoại giao dẫn mới được thêm vào lúc này. Tức là do Tăng Kiếm người cuối đời Thanh viết chứ không phải là của Dương Phù viết từ thời Đông Hán.
Và cuốn "Thủy Kinh chú" theo giải thích của Trung Quốc: tác giả là Hách Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy thể kỷ 6 sau công nguyên, là cuốn sách chuyên ghi chép hơn một ngàn sông ngòi lớn nhỏ của Trung Quốc, đến đời Tống thất lạc mất 6 cuốn (trên tổng số 40 cuốn) được người đời sau bổ sung, đính chính lại.
Cuốn "Thái bình ngự lãm" là cuốn sách ra đời từ đời Tống, đã bị thất lạc bẩy, tám phần. Điều này cho thấy câu viết trong "Thủy Kinh Chú" và "Thái bình ngự lãm" về "Phù Nam truyện" của Khang Thái đã được người đời sau Trung Quốc thêm vào!
Vì vậy, căn cứ "phát hiện ra các đảo Nam Hải có thể truy ngược lên tận triều Hán" mà nhà cầm quyền Trung Quốc dẫn ra, chỉ chứng tỏ một sự bóp méo, xuyên tạc tài liệu lịch sử.
Từ một việc nhỏ này ta có thể thấy, những cái gọi là "chứng cứ lịch sử" được đưa ra là không đáng tin, không đáng bàn luận.
Lịch sử không phải là chuyện đùa, không phải muốn bẻ queo hay uốn thẳng thế nào cũng được.
Vì lí do sức khỏe, không có điều kiện vào TP.HCM để trao đổi trực tiếp với ngài, nên có đôi lời như vậy.


Lời bình: Không hiểu nhà nước có những viện nghiên cứu kỹ về các vấn đề này không mà thấy những công trình đáng giá chỉ do những người nghỉ hưu, những người tự nghiên cứu  công bố. Chuyện quốc gia đại sự mà phải dựa vào sự tự lực cánh sinh của người dân kể cũng .... kỳ.

Biết rồi… khổ lắm… nói mãi!

Trong đời sống thường nhật, có không ít người thích đem cái quá khứ vàng son (chứa rất nhiều hoang tưởng) để che đậy những yếu kém và thất bại hiện tại. Cái "tôi" của họ quá lớn để chịu đựng bất cứ một lời phê bình hay chê bai nào, dù vô tình hay nhỏ nhặt.

Dân gian có câu "biết rồi, khổ lắm, nói mãi..." để chọc quê những nhân vật thích nói.... và nói, dù rằng câu chuyện của họ chỉ là một sự lặp đi lặp lại những gì mọi người đã chán chê. Trong cuộc sống gia đình, các bà vợ lắm mồm và các bậc cha mẹ độc tài quyết đoán là những tác nhân thường xuyên cho hiện tượng này.
Bệnh sĩ diện "hão"
Không riêng ở Việt Nam, đây là một vấn nạn phổ thông cho các ông chồng khắp thế giới. Một người Mỹ than phiền với bạn, cả 50 năm nay, anh ta không nói một lời nào với vợ. Anh bạn hỏi lý do và anh ta đáp, "Tôi không dám ngắt lời bà ta". Nhưng người già thì đỡ hơn, họ phải đeo máy trợ thính và chỉ cần lén tắt máy là lỗ tai được sống yên ổn.
Tôi có một ông chú họ ở California, già và nghiêm khắc, mỗi sáng thứ bảy đều bắt con cháu ngồi xếp hàng nghe ông giảng "đạo". Ông thường nói về những quá khứ huy hoàng của mình lúc xưa, về luân lý và văn hóa của tổ tiên dòng giống và về cách hành xử của một bậc quân tử. Nhưng con cháu đều thừa biết về mọi thói hư tật xấu của ông... dối vợ chơi bời, gạt gẫm bạn bè, lấy tiền welfare (trợ cấp của chính phủ) và tiền con cháu cho đi đánh bạc, nợ nần tứ xứ và thích "nổ" về mọi chuyện lớn nhỏ. Lý do con cháu còn chịu khó ngồi nghe vì ông đã gần đất xa trời và lòng tôn kính các bậc trưởng thượng vẫn tiềm tàng rất mạnh ở các cộng đồng người Việt hải ngoại.
Tật thích nói và nói, không muốn ai tranh luận hay phản biện này, theo lớp Tâm lý học sơ đẳng dạy ở các đại học, thường thể hiện ở những người thiếu kiến thức, nhiều mặc cảm tự ti, nghèo hèn về ý tưởng mới và có nhu cầu cao về sĩ diện "hão". Họ không muốn ai bàn ra tán vào vì sợ để lộ cái "dốt" của mình. Họ muốn mọi người phải im lặng vì bất cứ giải pháp hay sáng kiến gì họ đưa ra đều thiếu chuyên môn và chiều sâu, không đủ biện luận để chống đỡ một phân tích hay nghiên cứu bài bản. Họ thích đem cái quá khứ vàng son (chứa rất nhiều hoang tưởng) để che đậy những yếu kém và thất bại hiện tại. Cái "tôi" của họ quá lớn để chịu đựng bất cứ một lời phê bình hay chê bai nào, dù vô tình hay nhỏ nhặt.
Sự quyết đoán trong tư duy của các nhân vật này thường được đóng khung trong những nguyên tắc "bất khả xâm phạm", được thiết lập từ thời xa xưa, khi con người vẫn còn loay hoay với chén cơm manh áo. Họ rất sợ sệt khi phải đối diện với những tiến bộ của kỹ thuật và nhân sinh quan, sợ thế giới của Internet và nền kinh tế mới.
Họ quá già cỗi để thích nghi vào xã hội mới của "ngôi làng toàn cầu" (global village) nhưng họ lại không muốn để con cháu tự đi tìm định mệnh cho riêng chúng. Họ cho mình cái quyền áp đặt một con đường duy nhất chúng phải đi.
Những con người như vậy đã hiện diện suốt trong lịch sử loài người. Giới lãnh đạo khoa học và tôn giáo đã dùng uy quyền của họ để cầm tù và giết chết Galileo khi ông này đưa ra giả thuyết là trái đất tròn. Xưa hơn nữa, các triết gia Hy Lạp đã bắt Socrates uống thuốc tự vẫn vì những triết thuyết ông đề xướng nghe trái tai với niềm tin lỗi thời của họ. Việc đầu tiên các bạo chúa, từ Tần Thủy Hoàng đến Hitler, Kim Il Sung, thích làm khi lên nắm quyền là đốt sách để tránh những phản biện tri thức. Chỉ tội cho các nhà lãnh đạo ngày nay, kho tàng hiểu biết của nhân loại nằm trong "đám mây" (cloud computing), không biết làm sao đốt được.
Không ai có thể độc quyền kiến thức
Cách đây 10 năm, tôi có dạy vài khóa học cho lớp EMBA ở Đại học Tong Ji và Fudan ở Thượng Hải. Tôi nói với sinh viên là không ai có thể độc quyền về kiến thức; và phương thức dạy của tôi là đào sâu nắm kỹ một vấn đề, rồi đem vào lớp để tranh luận phản biện, càng nhiều quan điểm khác nhau càng phong phú. Nó tăng cường sự hiểu biết của sinh viên về các đề tài này. Chỉ tiếc rằng, sinh viên Trung Quốc đã có tập quán thụ động, vì đã quen với lối giáo dục một chiều, giảng viên hay sách vở nói sao thì lập lại như một con vẹt, không có một chút sáng tạo hay cố gắng gì của riêng mình. Tôi bỏ dạy vì không tìm ra một động lực gì hào hứng trong môi trường buồn tẻ đó.
Quay qua chuyện quản trị doanh nghiệp hay chính phủ cũng vậy. Tôi đã từng dự nhiều buổi họp nhân viên mà vị Giám đốc nói và nói, giờ này qua giờ nọ. Nhân viên thì sốt ruột nhìn đồng hồ liên tục. Hay các quan chức chính phủ, bắt cả ngàn học sinh đứng dưới nắng gay gắt của buổi trưa, nghe ngài phát biểu vài ba giờ về những đề tài mà các em nhỏ này hoàn toàn không có ý niệm. Những nhà quản lý có tư duy này thường dùng thế lực chính trị để tạo cho doanh nghiệp mình những độc quyền và đặc quyền, vì họ biết rằng họ không đủ sức cạnh tranh trên một sân chơi bằng phẳng. Vừa làm vận động viên vừa làm trọng tài thì chiếc cúp vô địch phải về tay mình.
Trong môi trường tư duy đó, ta thường thấy cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hay chính quyền rất hoành tráng, quy mô và nhiều bệnh hình thức. Các luật lệ thì phức tạp, mâu thuẫn, khó hiểu để không ai phải chịu trách nhiệm và cũng không ai có thể kiểm soát được.
Năm 2001, tôi được mời qua New Delhi dự hội thảo về cải tổ cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần kinh doanh (entrepreneurship). Đây không phải là lĩnh vực chuyên môn của tôi, nhưng một giáo sư người Úc bị bệnh vào giờ chót đề nghị tôi thay thế.
Trong đề tài thảo luận, những phương thức cải tiến bộ máy hành chính của chính phủ được đặt ra. Trước mắt ngài thứ trưởng Kế hoạch của Ấn Độ, tôi nói một giải pháp rất đơn giản và không tốn kém là sa thải 50% toàn bộ công chức và tăng lương gấp đôi cho những nhân viên còn lại. Tôi đảm bảo bộ máy sẽ không bị thiệt hại một chút gì và sự đơn giản hóa những thủ tục rườm rà của hệ thống hành chính sẽ giúp kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn. Tôi cũng tin là hệ số tăng trưởng GDP của Ấn Độ sẽ tăng ít nhất là 30% so với hiện tại. Ông ta không trả lời vì nghĩ tôi chỉ nói đùa để kích hoạt không khí buồn tẻ của cuộc họp.
Xã hội sẽ ra sao khi người dân cố tình "tắt máy trợ thính"
Tuần rồi tôi đến New York gặp vài đối tác làm ăn và được mời đi ăn vào buổi tối khi kết quả các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ đang được truyền hình truy cập từng phút một. Tiệm ăn sang trọng nổi tiếng với khách hàng phần lớn là các đại gia Wall Street. Họ chăm chú theo dõi, bàn tán ồn ào như coi một trận bóng đá chung kết. Khi một ứng cử viên của đảng Dân chủ (phe Obama) thua, một vài tràng pháo tay vang dậy.
Trong khi đó, khi được khảo sát về lý do đã khiến họ giận dữ và "ném các tên khốn kiếp khỏi chính trường" (throw the bastards out), 38% các cử tri Mỹ lại cho rằng sự suy thoái kinh tế hiện nay là do lỗi tham lam của chính các đại gia và ngân hàng ở Wall Street và chính quyền Obama đã che chở cho những tên "tội phạm" này. Nói chung, mọi người đều nhìn thực tại theo góc cạnh cá nhân chủ quan của mình hay của phe nhóm mình.
Cả hai phía đều là những công dân già dặn, khôn ngoan, không ngây thơ để hiểu rằng, kết quả cuộc bầu cử này có lẽ không làm thay đổi nền kinh tế chính trị nước Mỹ hay chính đời sống cá nhân của họ bao nhiêu. Họ chỉ có một tham vọng độc nhất là đem vấn đề ra công khai tranh luận và quyết định; và họ sẽ thỏa mãn với phiếu bầu của mình, dù trúng hay sai trong tương lai. Đây là sức mạnh tiềm ẩn lớn nhất của xứ Mỹ và những xã hội mở rộng: họ tin rằng càng nhiều góc cạnh của vấn đề được nghiên cứu, suy xét, càng nhiều cơ hội đến gần với giải pháp.
Tôi còn nhớ một thí nghiệm bạn tôi đã làm ở đại học 45 năm về trước: một con chó bị nhốt lại trong chuồng và bịt miệng không cho sủa trong 7 ngày. Dù vẫn được cho ăn uống đầy đủ, sau khi thả ra, con chó bị những triệu chứng biến thái về tâm lý: trở nên hung dữ, thích cắn và sủa, bị táo bón, sức đề kháng yếu hẳn và không còn trung thành với chủ như trước.
Xã hội nào cũng đầy những bức xức giận dữ của các người dân khi nhìn những trái tai gai mắt hàng ngày. Ở các xã hội được cơ hội bày tỏ sự bức xức này bằng là phiếu hay tự do ngôn luận, người dân thường thoải mái và hành xử văn minh hơn trong các giao tiếp. Có lẽ vì nhu cầu phải "sủa" là một đòi hỏi của thiên nhiên cho tất cả mọi sinh vật, không chỉ riêng cho loài chó? Một xã hội mà phần lớn các người dân tắt máy trợ thính để khỏi phải "nghe", là biểu tượng của một sự tuyệt vọng tột cùng.

Theo TuanVietnamnet

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Nhà hàng ăn .... mò

Theo tin hãng UPI,  tại New York sẽ khai trương cửa hàng ăn ..... mò. Các món ăn trong cửa hàng này được phục vụ trong bóng tối hoàn toàn. Phòng ăn không cửa sổ và không có bất thứ ánh sáng nào. Những người phục vụ bạn trong nhà hàng này là những người mù.

Người quản lý nhà hàng cho biết kiểu ăn mới này, với rượu vang và món ăn sẽ mang lại cho bạn cảm giác được thưởng thức những thứ bạn chưa từng biết, mặc dù có thể bạn đã từng nếm chúng.

Có lẽ điều chủ yếu đến với thực khách khi đến nhà hàng loại này là cảm giác mới lạ. Bạn thử tưởng tượng khi đang ngồi trong bóng tối được phục vụ món ăn mà không nhìn thấy gì, chỉ biết được mỗi hương vị nhờ cái mũi.

Nhiều khách hàng đến với nhà hàng loại này có cảm tưởng là rất tuyệt. Khi thị giác bị ngăn lại, bạn cũng giống như người mù, các giác quan khác sẽ nhạy hơn chăng?

Khi cần sẽ có người hướng dẫn đến phòng vệ sinh (không biết có đèn hay không?) và khi có sự cố đèn sẽ bật sáng.
 Khách hàng tại cửa hàng ăn .......mò

Ý tưởng ban đầu thành lập cửa hàng loại này  xuất phát từ một quỹ trợ giúp người mù. Quỹ này đã mở một cửa hàng đầu tiên ở Zurich (Thụy sĩ) vào năm 2000. Sáu năm trước cửa hàng ăn trong bóng tối đầu tiên được khai trương ở Paris với mục đích kinh doanh. Sau đó hai chi nhánh nữa được mở ở London, Moscow và Barcelona. Ngoài ra những cửa hàng loại này cũng được mở trong các dịp lễ hội ở Warsaw, Bangkok và Geneva.

Cửa hàng ở New York đang chờ chính quyền thành phố cấp phép. Nhân đây cũng nói là việc cấp phép này không phải một cửa và chắc cũng không phải ít ngày như Luật ở ta. Chính quyền họ không làm nhanh không phải vì cố tình dây dưa để vòi tiền mà để họ kiểm tra xem xét.

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

Món nợ của Vinashin có thể trả bằng 50 chiếc bình gốm

Theo tin của CNN,  một chiếc bình gốm cổ Trung Quốc vừa được đem bán đấu giá ở một nhà đấu giá nhỏ ở phía tây London với giá kỷ lục lên tới 43 triệu bảng Anh (tương đương 68 triệu đôla Mỹ).

Chiếc bình gốm giá 85 triệu đôla
Đây là chiếc bình gốm có chiều cao khoảng 40cm, có hai lớp hình mắt lưới nhìn được vào phía trong.
Chiếc bình được xác định có vào khoảng giữa thế kỷ 18, có nguồn gốc từ trong cung vua Càn Long nhà Thanh. Hành trình của chiếc bình còn là điều bí ẩn. Chỉ biết rằng năm 1930 nó thuộc về một gia đình người Anh và đến nay được đem bán đấu giá.
Người mua chiếc bình đang được giấu tên. Sau khi trả thêm các chi phí, giá chính thữc của chiếc bình này là 53 triệu 105 ngàn bảng Anh  (tức khoảng 85 triệu 176 ngàn 500 đôla Mỹ).
Đây là một tác phẩm nghệ thuật phương đông được bán đấu giá đắt nhất trên thế giới.
Nếu món nợ của Vinashin qui đổi ra giá của chiếc bình trên đây thì chỉ cần có độ 50 cái bình là thừa trả được toàn bộ món nợ này.
Xin đề nghị từ nay đừng phá hoại những di tích cổ và tiếp tục tìm tòi bảo vệ những đồ cổ. Có thể giá trị của chúng còn nhiều hơn vốn của các nhà đầu tư đấy!

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Những điều thú vị xung quanh việc lựa chọn nhân vật năm 2010

Tạp chí Time đang tổ chức bình bầu lựa chọn nhân vật tiêu biểu năm 2010. Trong danh sách 25 người dẫn đầu có nhiều người nổi tiếng đối với công chúng trên thế giới. Xem danh sách này thấy có nhiều điều khá thú vị.
Trước hết phải kể đến những nhân vật trong chính quyền ở các nước. Nước Mỹ có rất nhiều người lọt vào danh sách này như Tổng thống Obama, Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates, bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Bộ trưởng Giáo dục Arne Duncan bà Thống đốc Sarah Palin (trong liên danh với ông McCain bị thất bại trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ). Các chính khách nước ngoài có Thủ tướng Anh Cameron và Tổng thống Afganistan Hamid Karzai.
Trung Quốc có 2 người có tên trong danh sách này đúng là đang nổi tiếng hiện nay, nhưng oái oăm thay một người là Chủ tịch nước còn một người ở trong tù. Người là Chủ tịch nước là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ai cũng biết, còn người ở trong tù là ông Lưu Hiểu Ba, người vừa được trao giải Noben hoà bình. Thậm chí Lưu Hiểu Ba còn có thứ hạng cao hơn (thứ 11) so với CT Hồ Cẩm Đào (thứ 15).
Những thợ mỏ Chile cũng được vào danh sách ứng viên nhân vật năm 2010 với vị trí số 7  ngay dưới ứng viên khác cũng là một tập thể là Liên đoàn những người thất nghiệp Mỹ.
Những ứng viên khác trong danh sách nhân vật tiểu biểu năm 2010 là các nhà kinh doanh, nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng ở Mỹ hoặc châu Âu nhưng lại không mấy nổi tiếng ở xứ ta. Có lẽ người được biết đến nhiều nhất trong số những người còn lại này là Steve Jobs (đứng thứ 4), ông chủ hãng máy tính Apple.
Đáng chú ý là đứng đầu danh sách
nhân vật tiêu biểu năm 2010 không phải là những chính trị gia đầy quyền lực mà là hai nghệ sĩ châm biếm chính trị trên truyền hình Mỹ Jon Stewart và Stephen Colbert.
Cuộc bình chọn vẫn đang tiếp tục.


Theo Time
 

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

Tiền cho thuê đất trồng rừng không đủ cho một đêm đại lễ

Tin đăng trên các báo cho biết nước ta đã có 8 dự án cho nước ngoài thuê hơn 28 vạn héc ta đất để trồng rừng với giá .... bèo.Chẳng hạn, công ty InnovGreen, Hong Kong, "với 8.123 ha đã được cấp, công ty này nộp ngân sách 77.946 đôla".Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài chỉ phải trả  9,58 đôla, tương đương 180.000 đồng, tức bằng giá của 10 bát phở, có người còn nói ở Sài Gòn chỉ được 5 bát thôi.
Tổng số tiền thu được từ cho thuê rừng từ 8 dự án đến nay là hơn 24 tỷ đồng. Số tiền này có người so sánh chỉ bằng hai tháng lương của một cầu thủ bóng đá của Anh.

Không lẽ một đất nước với hơn 80 triệu dân đang tiến tới trở thành nước công nghiệp hoá vào năm 2020 lại phải kiếm tiền một cách bần cùng như vậy? Phải chăng nước ta quá nghèo?

Chẳng khác nào bạn đang ở một ngôi nhà của cha ông để lại có đầy đủ vườn tược với khuôn viên đàng hoàng, tự nhiên lại cho người lạ đến thuê một khoảnh vườn với giá chưa đủ cho bạn mỗi sáng một chén  nước chè.

Lại cũng tin từ các báo cho biết:  đại lễ vừa qua nghe đồn tiêu tốn hợn 90 ngàn tỷ đồng nhưng các quan chức nói không nhiều như vậy. Bộ Văn hoá Thông tin.cho biết chỉ tiêu hết 88 tỷ đồng, tiết kiệm gần một nửa. Các Bộ ngành khác và nơi chi nhiều nhất là Thủ đô Hà Nội chưa rõ là bao nhiêu nhưng chỉ nhìn vào các màn trình diễn, tiết mục nào cũng phải hàng trăm hàng ngàn người, rồi diễu binh, tất cả phải  tập luyện hàng mấy tháng trời, rồi cờ, phướn, hoa tươi chở từ đảu từ đâu đến cũng đủ thấy số tiền tiêu không phải là nhỏ. Chưa kể đường sá, vỉa hè còn đang tốt tự nhiên đào bới để thay gạch đá cho ...mới. Phải chăng nước ta quá giầu?

Như vậy tiền cho thuê mấy chục vạn héc ta đất trồng rừng nơi biên giới chắc chỉ đủ chi cho 1 giờ ban đêm của đại lễ. Thật đúng là tích cóp 50 năm tiêu phí ......1 giờ.

Nước ta quá nghèo hay quá giầu đây?


Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010

Ba bí mật để đất nước có được người tài

Nguyễn Xuân Diện
Trong đề bài kỳ thi Đình năm 1442, chính vua Lê Thái Tông yêu cầu các sĩ tử "hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời" cho mình về việc cầu hiền tài, chiêu hiền đãi sĩ. Thí sinh Nguyễn Trực đã nói với nhà vua trong bài thi của mình rằng: "Bệ hạ muốn quân tử tiến, tiểu nhân lùi thì không gì bằng gần gũi bề tôi khí tiết, sử dụng kẻ sỹ chính trực để họ đưa vua đi đúng đường, đặt vua vào chỗ không lầm lỗi".

Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét


Nhà vua đã ra một đề bài như thế này: "Đức Thái tổ Cao hoàng đế ta lấy được thiên hạ, nhiều phen xuống chiếu cầu hiền mà không có một ai trúng tuyển. Trẫm từ khi lên ngôi tới nay, gắng sức trị nước, thế mà việc chọn nhân tài vẫn mịt mở thăm thẳm. Sao người quân từ khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết như vậy? Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét". Xem thế đủ biết lòng vua chân thành là vậy!

Thí sinh Nguyễn Trực trả lời rằng: "Bệ hạ muốn quân tử tiến, tiểu nhân lùi thì không gì bằng gần gũi bề tôi khí tiết, sử dụng kẻ sỹ chính trực để họ đưa vua đi đúng đường và đặt vua vào chỗ không lầm lỗi". Rồi lại nói thẳng với nhà vua rằng: "Vua có nhân, không ai không có nhân; Vua có nghĩa, không ai không có nghĩa; Vua chân chính, không ai không chân chính. Trước hết, vua chân chính rồi cả nước sẽ bình yên". Lời một thí sinh nói với vua như thế! Rất thẳng thắn!

Thí sinh Nguyễn Trực cho rằng đạo của người làm vua là tự mình chọn người tài. Song ông cũng cho rằng: "tiến cử tài năng cho đất nước, lại là chức trách của bậc đại thần".

Ông cho rằng, nếu các đại thần mà "ngầm nuôi mưu gian ghen ghét hiền tài cất nhắc bè lũ. Bản thân chúng đã chả ra gì, thì làm sao tiến cử được nhân tài! ...Người xưa có câu: Ai tiến cử nhân tài, sẽ được ban thưởng mức cao nhất. Kẻ nào che lấp tài năng, phải bị trị tội nặng".

"Thần cho rằng: lừa dối bề trên, hãm hại hiền tài, lấy bọn theo mình làm giỏi, lấy bọn múa mép làm tài, mua quan bán tước, hối lộ ngang nhiên, những việc như vậy, đâu phải vì nước tiến cử nhân tài, vì vua lựa chọn bề tôi? Do vậy mà người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết".
"Ôi, quân tử và tiểu nhân hoàn toàn trái ngược nhau. Đạo quân tử mạnh thì đạo tiểu nhân suy; đạo quân tử suy thì đạo tiểu nhân mạnh. Như âm với dương, như ngày với đêm không thể cùng song song vận hành; như nước với lửa, như thơm với thối, không thể cùng chứa trong một rọ. Cho nên bậc bề trên, mỗi lúc dùng người phải bình tĩnh, phải chuyển tâm, phải thử thách, phải thận trọng mới được".

"...Hãy nhớ ba điều Trí, Nhân, Dũng là đạt đức của thiên hạ. Không có Trí thì không thể hiểu người; không có Nhân thì không thể chọn người; không có Dũng thì không thể dùng người. Lấy Trí hiểu người thì có thể hiểu biết rõ ràng và đầy đủ tài năng của họ. Lấy Nhân chọn người thì không bỏ người tài khi họ cùng khốn và chọn được người hết lòng trung thành. Lấy Dũng dùng người thì tin dùng không nghi ngờ và chuyên tâm nghe hết mọi điều. Nếu có cả ba điều Trí, Nhân, Dũng này thì lẽ dùng, bỏ rõ ràng, lòng yêu, ghét chính đáng. Đó chính là ý nghĩa của câu 'Chỉ có người nhân mới biết yêu người, biết ghét người' vậy".

Lời phân tích của Nguyễn Trực thật trong sáng, thẳng thắn và bộc trực. Giữa thời quân chủ, trong một bài văn của sĩ tử đi thi, (nếu đỗ thì sẽ bắt đầu bước lên hoạn lộ) mà có cơ hội để bộc trực như vậy, đủ biết không khí chiêu hiền đãi sĩ, chuộng lời nói thẳng của người xưa như thế nào!

Kỳ thi ấy (1442), vua lấy đỗ Nguyễn Trực (1417 - 1473) là Trạng nguyên. Và ông chính là vị Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê. Tấm bia ghi về khoa thi này là tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu được dựng năm 1484.

Nguyễn Trực cũng không phụ tấm lòng cầu hiền của nhà vua. Năm 1444 ông dẫn đầu đoàn sứ bộ sang sứ nhà Minh. Giữa triều đình phương Bắc, Nguyễn Trực đã hoàn thành sứ mệnh bằng kiến thức uyên bác, tài ứng đối nhạy bén, sắc sảo, sự vững vàng cứng cỏi và trên hết là ý thức tự hào dân tộc rất chính đáng của mình, khiến vua tôi nhà Minh phải kiêng nể. Năm 1457 viên sứ thần nhà Minh là Hoàng Gián sang ta. Lê Nhân Tông đã triệu Nguyễn Trực về triều để tiếp sứ. Hoàng Gián vặn vẹo đủ điều, nhưng điều nào cũng được Nguyễn Trực giảng giải phân minh, khiến cho vị "thiên sứ" nọ phải thán phục thốt lên "Quốc hữu nhân tài"(nước Việt có nhân tài).

Tài năng và phẩm chất của Nguyễn Trực được Lê Thánh Tông đánh giá cao, cử ông làm Quốc tử giám tế tửu (như chức Hiệu trưởng một đại học hoàng gia). Nguyễn Trực tham gia hiệu đính, phê duyệt bộ "bách khoa toàn thư" của thời ấy: Thiên Nam dư hạ tập. Theo lệnh của Lê Thánh Tông bộ Thiên Nam dư hạ tập biên soạn xong, phải mang đến tận nhà để Nguyễn Trực phê duyệt mới được xuất bản.

Biết rõ dĩ vãng, rộng nhìn tương lai

Trên văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) - khoa mà Nguyễn Trực được đề ở vị trí đầu tiên, Hàn lâm viện Thừa chỉ Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung viết: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp".

Bài văn còn có đoạn: "Việc dựng tấm đá này có lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện lấy đó làm gắng, biết rõ dĩ vãng, rộng nhìn tương lai, vừa là để rèn giũa danh tiết của kẻ sĩ, vừa là để củng cố mệnh mạch nước nhà".

Như vậy, thông điệp mà người xưa gửi rất rõ ràng. Xác định nhân tài là "nguyên khí" của quốc gia, có quan hệ đến sự hưng vong của thế nước. Vì vậy các bậc thánh đế minh vương luôn luôn coi việc bồi dưỡng, kén chọn nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia là việc cần thiết, thường xuyên liên tục và đặt trong tình trạng cấp bách.

Việc chọn người tài, đưa vào các vị trí quan trọng của đất nước là quyết định của nguyên thủ quốc gia. Nhưng việc tiến cử tài năng cho đất nước, lại là chức trách của những người đang nắm những trọng trách trong các cơ quan quyền lực giúp việc cho nguyên thủ. Điều này cho thấy, trách nhiệm của những người này là tìm kiếm người có năng lực để gánh vác việc nước là vô cùng quan trọng. Nếu nguyên thủ quốc gia mà thành thực cầu hiền, muốn kén chọn nhân tài, lại được các quan chức thuộc quyền tiến cử bằng sự minh bạch, sáng suốt, ngay thẳng và không vụ lợi thì người tài sẽ xuất hiện, đem hết tâm sức cùng đưa thế nước đi lên. Nói như Nguyễn Trực cách đây 568 năm thì những bậc hiền tài, kẻ sỹ khí tiết đó sẽ "đưa vua đi đúng đường và đặt vua vào chỗ không lầm lỗi".

Nếu trong việc tiến cử người vào các chức vụ quan trọng mà có chuyện mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền, kéo bè kéo cánh, để bọn sâu mọt chui vào hàng ngũ quan chức thì sẽ làm thế nước nguy nan, khiến nguyên thủ đi lạc đường và rơi vào lầm lỗi.

Khi có được hiền tài, thế nước sẽ mạnh. Ngược lại, khi kẻ tiểu nhân và dốt nát được trao những trọng trách thì thế nước suy yếu vì những hành xử của họ. Và khi ấy nhân tài sẽ rũ áo mà đi, quay lưng với thời cuộc, cho dù họ đã từng có những nỗ lực đóng góp trước đó. Họ đi ẩn cư nơi rừng sâu núi thẳm, lánh tục tìm nhàn, ngâm thơ vịnh nguyệt, bạn cùng hạc nội mây ngàn. Họ ẩn cư ngay giữa chốn phồn hoa đô hội, bằng sự im lặng, "giả điếc, giả câm" của mình. Sự lãng phí không biết nói sao cho hết!

Hiểu xưa để biết nay, như lời người xưa "biết rõ dĩ vãng, rộng nhìn tương lai", thiết nghĩ chúng ta nên phải tổ chức lại việc cầu hiền tài trong thời đại mới. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tỉnh thành quyết tâm thực hiện việc chiêu hiền đãi sĩ, nhưng việc này chưa thực sự có hiệu quả. Chưa có ai thống kê được các tỉnh thành đó đã đón được bao nhiêu nhân tài về làm việc. Quan niệm về nhân tài hiện nay cũng chưa được đưa ra một cách thống nhất. Người ta vẫn coi các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các Đại học là những nhân tài, cần được trải thảm đỏ đón về, mà không hiểu rằng việc có kết quả xuất sắc ấy, nhiều khi chỉ là "học gạo". Lại cũng có những bạn trẻ tài năng than rằng, thảm đỏ có trải ra thật, nhưng bước lên đó lại đầy chông gai.

Để chiêu dụ nhân tài, các tỉnh thường đưa ra các tiêu chí về học hàm học vị, nhưng thực chất của các học hàm học vị đó ra sao thì không ai kiểm chứng được. Để chiêu dụ nhân tài, các tỉnh thường đưa ra các ưu đãi như: cấp cho các căn hộ, trả lương ở mức cao, bổ nhiệm cho chức vụ... Nhưng những người tài cao vẫn chỉ về rồi lại đi. Họ vấp phải một môi trường làm việc cũ kỹ, không phát huy được trí lực của bản thân họ. Họ không muốn bị biến thành một công chức "sáng vác ô đi, tối vác về". Họ lại ra đi! Vì nhà cửa, tiền lương, chức vụ không phải là cái mà người tài bận tâm trước nhất!

Sao người tài khó biết và khó dùng vậy?

Ghi chú: Bài viết sử dụng bản dịch bài văn sách thi Đình của Nguyễn Trực, do TS. Hoàng Văn Lâu (Hoàng Hưng) dịch, bài văn bia đề danh tiến sĩ khoa thi Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) do GS Ngô Đức Thọ và cộng sự dịch. Nhân đây xin trân trọng cám ơn các dịch giả!
Bài đăng trên Tuần Việt Nam (VNN).

Theo Blog Nguyễn Xuân Diện